Đón tết, đi du lịch kết hợp săn đồ 'si'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một thế giới ngày càng chú trọng đến tính bền vững, xu hướng săn đồ 'si' kết hợp du lịch đã trở thành một phong cách không thể thiếu với du khách.

Đến năm 2025, đi du lịch kết hợp với săn đồ thời trang second-hand hay hàng giảm giá trở nên rất phổ biến. Lựa chọn phụ kiện, "đồ chơi" thời trang, trang phục cho kỳ nghỉ theo hình thức này sẽ không chỉ dừng lại ở việc mua sắm thông thường, mà còn là hành trình khám phá các cửa hàng vintage độc đáo, mang lại trải nghiệm đáng nhớ và giá trị khác biệt.

Thời trang và du lịch hòa quyện

Theo một khảo sát gần đây của booking.com, 73% du khách Việt Nam cho biết họ quan tâm đến việc mua sắm quần áo dành riêng cho kỳ nghỉ hơn trước đây, với 76% trong số đó thuộc thế hệ Gen Z - nhóm tuổi tiên phong cho những xu hướng tiêu dùng mới mẻ và sáng tạo.

Đặc biệt, 53% du khách cho rằng việc ghé thăm các cửa hàng đồ "si" (hàng thời trang second-hand) là một phần không thể thiếu trong chuyến đi của mình.

Theo chị Lê, ở các tour du lịch săn đồ "si" như này, chị và bạn bè thường mua các thương hiệu như LV, Chanel, Hermès, vì giá của chúng rẻ hơn nhiều so với mua mới, có thể chỉ còn nửa giá hoặc gần 1/3 tùy vào độ mới của món đồ
Theo chị Lê, ở các tour du lịch săn đồ "si" như này, chị và bạn bè thường mua các thương hiệu như LV, Chanel, Hermès, vì giá của chúng rẻ hơn nhiều so với mua mới, có thể chỉ còn nửa giá hoặc gần 1/3 tùy vào độ mới của món đồ

Đáng chú ý, 82% du khách Việt từng mua đồ vintage hoặc second-hand (2hand) khi du lịch nước ngoài. Điều này không chỉ phản ánh sở thích thời trang độc lạ mà còn cho thấy sự chuyển dịch trong thói quen tiêu dùng của thế hệ trẻ, từ những lựa chọn mang tính bền vững đến mong muốn tối ưu hóa trải nghiệm du lịch.

Chị Quỳnh Lê (34 tuổi, Đà Nẵng) cho biết các chuyến du lịch sẽ trở nên thú vị hơn hẳn nếu có mua sắm. Chị cho rằng, các địa danh, nếu đi nhiều lần sẽ thành quen, chỉ có hàng hóa trong các cửa hàng ở đó luôn mới bởi chúng được bổ sung đều đặn. Mỗi lần đi du lịch về mang theo món đồ mới là lại có thêm niềm vui mới mẻ, khiến các chuyến đi không bao giờ cũ.

Chiếc đồng hồ ổ khóa Hermès khiến niềm vui trong chuyến đi du lịch của chị Lê được nhân đôi
Chiếc đồng hồ ổ khóa Hermès khiến niềm vui trong chuyến đi du lịch của chị Lê được nhân đôi

Chị Lê cũng cho biết, Tokyo (Nhật Bản) là nơi chị và nhóm bạn đến nhiều nhất, đặc biệt là các cửa hàng "luxury brand". Ở đây có một thị trường 2hand sôi động, đa dạng, từ các vật dụng, đồ chơi thời trang đến phụ kiện, quần áo.

"Khu Komehyo ở Tokyo có những cửa hàng đồ 2hand nổi tiếng, mua hàng ở đây, tụi em có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa bằng Entrupy (một công cụ giám định - PV). Có lần em may mắn mua được chiếc đồng hồ Hermès ổ khóa với giá khoảng 20 triệu, trong khi mua mới đã không dễ mà giá lại cao (khoảng 65 triệu đồng). Em nhớ chuyến đi đó rất vui, dư âm tới tận bây giờ, chỉ vì món thời trang độc lạ này", chị Lê nói.

Thay vì chọn những món quà lưu niệm quen thuộc hay bánh, kẹo, bưu thiếp, ngày càng nhiều du khách Việt hướng đến việc mang về những món đồ second-hand, không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn chứa đựng câu chuyện văn hóa độc đáo
Thay vì chọn những món quà lưu niệm quen thuộc hay bánh, kẹo, bưu thiếp, ngày càng nhiều du khách Việt hướng đến việc mang về những món đồ second-hand, không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn chứa đựng câu chuyện văn hóa độc đáo

Chị Lê cũng chia sẻ du lịch đến Nhật nên ưu tiên mua đồ 2hand là các món phụ kiện như túi, kính hay ví. Chúng thường rất mới, đa dạng, chất lượng cao nhờ được bảo quản bởi các thiết bị, công nghệ hiện đại. Quần áo thì hạn chế bởi người Nhật có lối sống minimalism (tối giản) nên trang phục họ bảo quản không tốt bằng phụ kiện và cũng không được mới, đa dạng như ở châu Âu.

Săn đồ "si", tiết kiệm và bền vững

Theo chuyên trang du lịch booking.com, xu hướng săn đồ "si" trong du lịch không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen mua sắm mà còn là sự kết hợp giữa ý thức bền vững và phong cách thời trang cá nhân. Đối với du khách Việt, đây không chỉ là cách tận hưởng kỳ nghỉ một cách tinh tế, mà còn là cách họ góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giữ gìn giá trị văn hóa.

Làm việc cho một công ty của Nhật Bản, chị Hương thường xuyên kết hợp các chuyến công tác với du lịch và săn đồ "si" tại đây
Làm việc cho một công ty của Nhật Bản, chị Hương thường xuyên kết hợp các chuyến công tác với du lịch và săn đồ "si" tại đây

Chị Nguyễn Hương (44 tuổi, Hà Nội) cho biết, việc khám phá các cửa hàng đồ "si" không chỉ là mua sắm mà còn là hành trình trải nghiệm văn hóa. Từng món đồ vintage tại các điểm đến nước ngoài mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện phong cách, lịch sử và câu chuyện riêng. Điều này biến mỗi lần săn đồ "si" thành một cuộc phiêu lưu thực sự, để không chỉ mang về một món đồ mà còn là những giá trị vượt thời gian.

Chị Quỳnh Lê chia sẻ thói quen tranh thủ đi du lịch kết hợp săn đồ "si" và hàng giảm giá vào mỗi kỳ nghỉ của chị đã có từ chục năm nay. Rất rành về đồ "si", outlet, đặc biệt là đồ các thương hiệu lớn, nên chị ưu tiên mua chúng về làm quà cho người thân, bạn bè, đối tác.

Theo Thu Nguyệt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.