Du lịch Đắk Nông hồi sinh, đón hơn 41.000 lượt du khách dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những ngày đầu xuân năm mới, toàn tỉnh Đắk Nông đã đón 41.234 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đây là tín hiệu đáng mừng để ngành du lịch Đắk Nông từng bước được hồi sinh, có nguồn thu và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

Hàng ngàn lượt khách đã đến tham quan tại Khu du lịch thác D'ray Sáp. Ảnh: Phan Tuấn
Hàng ngàn lượt khách đã đến tham quan tại Khu du lịch thác D'ray Sáp. Ảnh: Phan Tuấn
Người dân đã hào hứng đi du lịch
Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên - là nơi hội tụ nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa nên có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch.
Trong đó, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long” trên Tây Nguyên; Cụm thác Đray Sáp - Gia Long; Thiền Viện Trúc Lâm Đạo Nguyên; thác Đắk Glun…
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần này, chị Lê Ngọc Ánh cùng 5 thành viên trong gia đình đã vượt gần 200km từ tỉnh Bình Phước đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại hồ Tà Đùng.
Theo chị Ánh, đã lâu lắm rồi gia đình chị chưa có dịp xả hơi sau một năm dịch bệnh căng thẳng. Khi các thành viên trong gia đình đã được tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 3 nên gia đình tôi tự tin đến "Vịnh Hạ Long" của Tây Nguyên để thăm qua, nghĩ dưỡng. 
Tương tự, anh Nguyễn Xuân Trung, ở tỉnh Đắk Lắk cũng đã đưa gia đình đến Khu du lịch D'ray Sáp để thăm quan trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần. "Cả nước đã thích ứng với tình hình mới nên gia đình tôi đã mạnh dạn đi du lịch, thăm quan nghỉ dưỡng. Việc này rất quan trọng nhằm giúp cho các thành viên trong gia đình nạp lại năng lượng, bắt đầu cho một năm làm việc còn dài phía trước". 
"Chúng tôi nhận thấy thị trường du lịch nội địa có dấu hiệu phục hồi. Hi vọng lượng khách đi du lịch sẽ duy trì ổn định để đơn vị có nguồn thu nhập, duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương" - anh Vũ Văn Vương, quản lý Khu du lịch D'ray Sáp chia sẻ.
Các khu du lịch hồi sinh
Thực tế cho thấy, các điểm du lịch có nhiều du khách thăm quan, nghỉ dưỡng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua như: Hồ Tà Đùng ở huyện Đắk Glong; Khu du lịch sinh thái Cum thác Đray Sáp - Gia Long ở huyện Krông Nô; Thiền Viện Trúc Lâm Đạo Nguyên ở huyện Đắk Song; thác Đắk Glun ở huyện Tuy Đức…
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã có 41.234  lượt du khách đến tham quan, du lịch tại Đắk Nông. Trong đó, có 49 lượt khách quốc tế.
So với dịp Tết Tân Sửu năm 2021 thì tình hình lượt khách và doanh thu Tết Nguyên đán Xuân Nhâm Dần có nhiều khởi sắc. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh COVID-19 đã dần được kiểm soát, rất nhiều người dân đã được tiêm vaccine COVID-19 từ mũi 2 trở lên, cả nước đang bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt...
PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null