Đu đủ rất tốt nhưng những người này tránh ăn kẻo ngộ độc, yếu sinh lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đu đủ hỗ trợ chữa tiểu đường, chống ung thư, tốt cho tim mạch và còn rất nhiều những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai ăn loại quả này cũng tốt, thậm chí một số người còn 'đại kỵ' với đu đủ.

Lợi ích của quả đu đủ

Đu đủ là trái cây bổ dưỡng cung cấp cho bạn rất nhiều chất chống oxy hoá. Bằng cách tăng cường lượng chất chống oxy hoá, bạn có thể loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể và có được sức khỏe tốt hơn. Hơn nữa, đu đủ cũng cung cấp cho bạn đồng, chất xơ, axit pantothenic, folate, vitamin A, magiê, riboflavin, vitamin C, và thiamin.

Tăng cường hệ miễn dịch

Đu đủ giàu vitamin C, một loại vitamin cần thiết cho cơ thể giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể, tăng cường sức đề kháng.

Tốt cho hệ tim mạch

Các chất dinh dưỡng và vitamin được tìm thấy trong đu đủ có thể giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol, do đó tránh được các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Giảm chứng viêm phổi

Vitamin A trong đu đủ xanh có thể hỗ trợ chống viêm sưng phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc và hút thuốc thụ động.

Tác dụng chống viêm, sưng

Trong đu đủ có chất papain, chymopapain và các enzyme tiêu hóa protein khác rất có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn, viêm khớp. Đu đủ xanh có chứa các thành phần chống viêm sưng nên bạn có thể chế biến loại quả này trong các món ăn như nộm, xương hầm ngũ quả để chữa bệnh thấp khớp, viêm khớp xương mãn tính, gout và hen suyễn.

Chữa bạch hầu và các bệnh về cổ họng

Đơn giản để chữa sưng amiđan, triệu chứng của bệnh bạch hầu và các bệnh về cổ họng, bạn chỉ cần làm nước ép đu đủ xanh hòa với một ít mật ong và uống hàng ngày.

Làm giảm nguy cơ ung thư

Một trong những lợi ích của đu đủ là cung cấp cho bạn các chất chống oxy hoá mạnh làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các chất dinh dưỡng và chất flavonoid trong đu đủ giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự ôxy hoá tế bào.

Giúp tiêu hóa tốt

Ăn đu đủ sẽ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ngừa đầy bụng, chướng bụng khó tiêu, cân bằng dịch vị dạ dày, tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Đu đủ xanh chứa nhiều chất xơ, khi đi qua đường ruột chúng có thể làm sạch ruột bằng cách lấy đi những chất độc gây ung thư trong thành ruột ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, nó còn được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên bởi chúng hỗ trợ tiêu hóa, chữa táo bón, tụ máu ở hậu môn và tiêu chảy mãn tính. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày thì bạn không nên ăn nhiều.

Chống lão hoá

Quả đu đủ có thể khiến bạn trông trẻ hơn tuổi hiện tại của bạn. Đu đủ có chứa vitamin C và vitamin E giúp bảo vệ làn da của bạn và giữ cho bạn tươi trẻ. Ngoài ra còn có chất chống oxy hoá như beta-carotene giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi những tổn thương của gốc tự do và giữ cho nếp nhăn và các tổn thương da không xuất hiện.

Tăng khả năng sinh sản

Đu đủ chứa nhiều axít folic, một vitamin rất cần thiết giúp tăng khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Trong thai kỳ, vitamin này còn có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy thai nhi phát triển khỏe mạnh và phòng chống dị tật bẩm sinh.

Giúp điều trị viêm khớp

Nhiều người đã từng dùng đu đủ để đối phó với chứng viêm khớp, và bạn cũng có thể làm như vậy. Một số enzyme, bao gồm chemopapain, có khả năng làm giảm đau khớp. Đu đủ có hiệu quả như nhau trong chống thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp.

Chữa đau bụng kinh

Không chỉ chứa nhiều khoáng chất, đu đủ còn là bài thuốc chữa đau bụng kinh. Cho một miếng đu đủ, muối và me vào ly nước, sau đó đun sôi, bạn sẽ cảm thấy cơn đau bụng dần biến mất và có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

Những người "đại kỵ" với đu đủ

Tuy nhiên đu đủ cũng có nhiều hạn chế, các chuyên gia khuyến cáo không ăn đu đủ trong những trường hợp sau:

Người có cơ địa dị ứng

Những người bị dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt. Các chuyên gia khuyến cáo, những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn.

Người có dấu hiệu vàng da

Đu đủ chín là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.

Nếu xuất hiện hiện tượng này, người bệnh chỉ cần ngừng ăn đu đủ hoặc những hoa quả chứa vitamin A là cải thiện tình trạng vàng da, không cần sử dụng thuốc.

Người bị bệnh dạ dày

Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng… Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Người có tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Người đang dự định sinh con

Đu đủ khi sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sinh sản. Nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới. Do vậy, những người đang dự định sinh con nên tránh ăn quá nhiều đu đủ.

Lưu ý khi ăn đu đủ

- Không ăn đu đủ chín quá nhiều: Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng.

- Ăn đu đủ nên hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.

- Đối với phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh sẽ rất có hại đến thai nhi và có thể gây ra sảy thai ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.