Đột quỵ do tự ý dừng thuốc chống đông máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một phụ nữ ở Phú Thọ bị hẹp van tim nhưng tự dừng thuốc chống đông máu, dẫn đến đột quỵ nhồi máu não, liệt nửa người.

Ngày 30-8, bác sĩ Nguyễn Anh Minh-Khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực, Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết bệnh nhân nữ tên D.T.N. (SN 1981, thường trú tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) nhập viện khi rối loạn ý thức, nói ngọng, liệt mặt, liệt nửa người phải.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não do tắc động mạch thân nền giờ thứ hai, được sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông), nhưng không cải thiện, phải cấp cứu can thiệp mạch não. May mắn sau 15 phút, tình trạng liệt được cải thiện, vận động gần như bình thường.

Bác sĩ Minh cho biết, thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn chặn sự hình thành huyết khối. Thuốc được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý như đột quỵ rung tâm nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi… Tuy nhiên, các thuốc chống đông máu đều là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu tự ý dừng thuốc hoặc tăng hay giảm liều, có thể dẫn đến hiện tượng hình thành cục máu đông, gây tắc mạch toàn thân.

Tự ý dừng thuốc chống đông có thể mang lại hậu quả cho người bệnh

Tự ý dừng thuốc chống đông có thể mang lại hậu quả cho người bệnh

Bác sĩ lưu ý nhiều loại thuốc ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc chống đông, vì vậy không tự động uống hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Một số loại thuốc như aspirin, acetaminophen, chống nấm, chống rối loạn nhịp, có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc chống đông.

Khi đi khám các bệnh lý khác hoặc nhổ răng, mua thuốc, người bệnh cần thông báo rõ cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ loại thuốc chống đông máu đang sử dụng. Nếu có biểu hiện nói khó, chóng mặt, đột ngột mất ý thức, vận động, cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế có chuyên khoa đột quỵ để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.