Đồng hành cùng con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thông thường, khi vào quán cà phê, ba mẹ mải trò chuyện với bạn bè. Trong khi đó, con thì xem, chơi điện thoại. Nhiều ông bố bà mẹ dùng thiết bị công nghệ để “dụ con”, biến thiết bị thành phần thưởng để trẻ yên lặng cho ba mẹ trò chuyện. Mỗi lần nhìn cảnh như vậy, tôi vẫn tự hỏi: Những bậc cha mẹ ấy vì những đứa trẻ hay vì mình?

Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Cậu chàng cũng rất mê YouTube, điện thoại, nhưng hiếm khi con dùng điều đó để ra điều kiện với mẹ. Con được đáp ứng nhu cầu, còn tôi định hướng và kiểm soát. Bạn bè thường nói vì con tôi sinh ra đã ngoan nên nhàn. Nhưng không phải vậy, nếu tôi mua về bộ quần áo mà con không thích thì cu cậu sẽ kiên quyết từ chối. Vậy, tôi phải làm gì để làm bạn một đứa trẻ cá tính.

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Trong nhà, ngoài ti vi thì vợ chồng tôi, mỗi người 1 chiếc laptop và điện thoại cá nhân. Nhưng, nếu tôi chưa cho phép thì con không được đụng vào đồ dùng cá nhân của ba mẹ. Tôi dạy con, đồ dùng của mình, nếu mình không cho phép thì không ai được quyền xâm phạm. Ti vi thì tôi quy định: Vào khung giờ 20 giờ 30 phút, nếu làm bài tập xong thì đó là thời gian xem ti vi, thời lượng 30 phút. Còn nếu con chưa hoàn thành bài tập, có nghĩa là giờ xem ti vi giảm xuống.

Còn thời gian chơi game của con là ngày cuối tuần, mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ. Con có thể chơi các game nhưng phải là game giải trí, miễn phí và không có bạo lực. Nếu phát hiện vi phạm thì con sẽ không sử dụng vào tuần tiếp theo. Có trò chơi con chơi cùng với cả nhà, gia đình cùng tương tác trên thế giới ảo để hiểu nhau hơn.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, nếu không phải có gì cấp bách, tôi hạn chế dùng các thiết bị công nghệ để giải trí. Thường thì tôi dành thời gian trò chuyện cùng con. Bởi vì tôi luôn nghĩ, công việc bận rộn, ngày 8 giờ con ở trường, thời gian bên gia đình cũng chỉ có 3-4 giờ, nếu mình không tranh thủ trò chuyện thì con sẽ không có người chia sẻ. Có lẽ vì hay nói chuyện nên hàng ngày có chuyện gì ở trường con cũng kể với mẹ. Nhiều khi, có những câu hỏi hóc búa chưa nghĩ ra, tôi rủ con cùng tìm hiểu trên internet.

Tôi cũng không biết xã hội sẽ biến đổi như thế nào, bởi lẽ, vấn đề nghiện game, sở hữu thiết bị công nghệ đã trở thành “chuyện thường ngày” ở các gia đình. Vì vậy, bố mẹ cần coi đó là nhu cầu của con. Đồng thời, để thêm những trò giải trí cho con, tôi cùng con đi bộ, đi bơi, vẽ tranh, đọc sách. Mỗi lần đi đâu đó ra ngoài, tôi có thói quen nhắc con chuẩn bị cuốn sách, lego mang theo để người lớn nói chuyện, trẻ có thể giải trí mà không “mè nheo” bố mẹ.

Đồng hành cùng con trên mọi hoạt động với hành trang yêu thương, tôi cũng chỉ nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con mình. Muốn hiểu con thì cần chơi với con, làm bạn của con và ngồi xuống để hiểu con hơn, từ đó mà điều chỉnh cách nghĩ, thói quen, hành vi của mình để phù hợp với con và cả môi trường xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.