“Đóng băng” thị trường vật liệu xây dựng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Chưa lúc nào thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) lại đìu hiu như bây giờ”-một chủ cửa hàng VLXD than thở. Sự biến động giá cả VLXD một cách liên tục từ trung tuần tháng 3 đến nay cộng với sự ảm đạm của thị trường nhà đất khiến chủ các cửa hàng VLXD như… ngồi trên lửa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Là một tiệm chuyên bán VLXD lâu năm và uy tín nên bình thường cửa hàng Hương Sơn (112 Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku, Gia Lai) lúc nào cũng đông khách ra vào. Nhưng hai ba tháng nay, thỉnh thoảng mới có người đến mua một vài bao xi măng, vài trăm viên gạch… để sửa chữa hư hỏng nhỏ trong nhà, hoàn toàn không có những đợt xuất hàng quy mô.
Anh Sơn-chủ cửa hàng lắc đầu: “Từ đầu tháng tới giờ, trời mưa liên tục khiến việc buôn bán ở đây gần như… đứng hẳn. Còn tính từ đầu năm đến nay thì doanh thu cứ… giảm đều. Do giá xăng dầu tăng kéo giá sắt thép, đá, xi măng cũng tăng lên làm cho người dân, trừ khi cần thiết lắm, còn không rất ngại đụng đến những việc có liên quan đến VLXD”. So với đầu năm, giá VLXD đã đội lên khá cao, nhất là các mặt hàng tôn màu, xi măng PCB40, thép…
Cùng “cảnh ngộ” như Hương Sơn, cửa hàng VLXD Sơn Nguyệt (04 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) cũng đang trong trạng thái cầm chừng. Tâm trạng không được phấn khởi cho lắm, chị Nguyệt-chủ cửa hàng cho biết: “Tiệm chủ yếu phục vụ cho những công trình dân dụng, buôn bán nhỏ lẻ nên rất khó khăn. Thời điểm cuối năm, mưa nhiều làm người dân không xây dựng được thì theo quan niệm không làm một nhà trong 2 năm cũng khiến cửa hàng ế ẩm theo”. Không nằm ngoài tình hình chung, các cửa hàng VLXD thường ngày vẫn tấp nập khách như Thế Tạo (06 Lê Thánh Tôn), Tân Thành (237 Phạm Văn Đồng)… hiện cũng trong tình trạng “buồn ngủ”. Theo thông tin từ những chủ cửa hàng này thì doanh thu trung bình giảm khoảng 30-40%.
Một nguyên nhân nữa chính là sự đóng băng của thị trường bất động sản. Ông Nguyễn Kim Đại-Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “Do lãi suất ngân hàng quá cao, thêm vào đó là giá vàng tăng vọt nên người có tiền đều tập trung vào vàng khiến thị trường bất động sản không còn sôi động như trước. Nhiều khu dân cư mới như Phú An, Phượng Hoàng, Hoa Lư-Phù Đổng… thời gian qua cũng vắng người hỏi thăm”. Thậm chí, theo thông tin từ bà Lưu Thị Nga-Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Quang Vinh, Khu Dân cư Phú An sau 5 năm triển khai thực hiện dự án đã có 100  khách hàng đăng ký mua trả góp; Công ty cũng đã hoàn thành 17 căn nhà. Đến thời điểm này, 50 khách hàng đã đến hạn giao nhà, tuy nhiên hầu hết khách hàng đã làm đơn xin giãn thời gian nhận nhà mà nguyên nhân là do chưa thu xếp được tài chính. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải tạm dừng thi công. Và tất nhiên, cũng ảnh hưởng đến thị trường VLXD.
Kinh doanh ế ẩm và giá VLXD quá cao khiến những người chủ này không dám trữ hàng với số lượng lớn như trước mà khách mua tới đâu nhập hàng tới đó. Có cửa hàng dùng “chiêu” khuyến mãi như tặng quà, giảm giá chỉ để giữ khách chứ không dám nói tới chuyện hút khách.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.