Đôi điều về hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có bao nhiêu con người trên đời này thì có từng ấy quan niệm về hạnh phúc. Có bao nhiêu trạng huống trong từng cuộc đời mỗi người thì cũng có từng ấy hạnh phúc. 
1. Thời chúng tôi đi học, câu nói của Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh” thường được mang ra làm đề thi. Thời ấy, nước ta đang có chiến tranh nên câu nói này được học và đưa vào đề thi cũng là điều dễ hiểu.
Sau này, câu ấy ít được nhắc. Người ta cũng nhắc tới hạnh phúc nhưng nó đơn giản, dễ hiểu hơn. Hạnh phúc là đấu tranh có lẽ không chỉ nói về đấu tranh theo nghĩa đen, mà còn nói về sự thống nhất của các mặt đối lập, nói về sự triệt tiêu của mâu thuẫn xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển theo cách lý giải của Mác.
Tôi vẫn nhớ buổi học của lớp văn K1 chúng tôi ngày 8-3-1979, khi ấy chúng tôi đang học năm 3. Sự kiện chiến tranh biên giới Việt-Trung mới xảy ra, vẫn còn hừng hực. Một bạn nam đứng lên đề nghị: Hôm nay là ngày 8-3, cho phép em đọc một bài thơ tặng các bạn nữ. Giảng viên đứng lớp hôm ấy là thầy Nguyễn Xớn, ông hoan hô ý kiến rất hay này. Và “Bài thơ về hạnh phúc” của nhà thơ Dương Hương Ly vang lên vừa da diết vừa trầm hùng. Cả lớp lặng phắc, một vài bạn nữ mắt đỏ hoe: “Thôi em nằm lại với đất lành Duy Xuyên/Trên mồ em có mùa xuân nở mãi/Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên/Trời chiến trường không một phút bình yên... Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng/Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi không ra/Cho đến ngày cất bước đi xa/Miền Nam gọi hai đứa mình có mặt... Và em gọi đấy là hạnh phúc”. Câu thơ “Và em gọi đấy là hạnh phúc” lặp đi lặp lại ở các khổ thơ như một biểu thức tâm trạng, lại như một cắt nghĩa, một lý giải, một minh định về hạnh phúc, vừa hết sức cụ thể nhưng lại cũng rất mênh mông, sức biểu cảm hết sức rộng nhưng lại cũng rất chi tiết. Nó cứ xoáy vào lòng người cái đau đáu, cái thiết tha, cái dấn thân, cái hy sinh... hết sức tường minh nhưng cũng diệu vợi để nói về một người con gái, một nhà văn, một chiến sĩ... gửi con mới hơn một năm tuổi cho bà ngoại ở miền Bắc, xung phong vào miền Nam chiến đấu. Và bà đã hy sinh hết sức bi tráng ở chiến trường khốc liệt nhất miền Nam thời ấy: chiến trường Quảng Đà.
Từ năm 2013, ngày 20-3 được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế Hạnh phúc (tranh minh họa).
Từ năm 2013, ngày 20-3 được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế Hạnh phúc (tranh minh họa).
2. Bây giờ, cả thế giới đang căng mình chống dịch Covid-19. Rất nhiều người thốt lên: Hạnh phúc nhất là... hết dịch. Có lẽ, đối với học sinh, sinh viên, hạnh phúc nhất bây giờ là được đi học; với giáo viên, hạnh phúc ấy là được lên lớp giảng bài; còn với người phải vào cách ly thì hạnh phúc nhất là có... wifi, vân vân và vân vân.
Thế thì ở đây, hạnh phúc chính là sự thích nghi. Trong các cuộc trà dư tửu hậu với bạn bè, cả hồi còn là giáo viên thỉnh giảng cho một trường nghệ thuật, tôi thường nói rằng, thích nghi là phẩm chất vĩ đại nhất của con người. Nhờ thích nghi mà người ta có thể yên tâm sống, yên tâm làm việc, học tập, yên tâm yêu, yên tâm làm nghĩa vụ gia đình. Mà cái món gia đình là... vô lý nhất. Hai con người chả quen biết gì nhau, không ruột rà thân thích, tự nhiên về sống với nhau, chịu đựng nhau cả cuộc đời. Con người sinh ra, không tự chọn được cha mẹ, không chọn được Tổ quốc thì thích nghi mà sống. Nhưng chuyện vợ chồng hoàn toàn là do chọn, thế nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Và phương pháp để giữ gìn hạnh phúc cũng là... thích nghi.
Tham vọng và khát vọng của con người là vô cùng. Vấn đề là anh biết mình biết người để làm chủ được mình, yên tâm với những gì mình có và sẽ có, thì đấy là hạnh phúc. Còn cứ để cho tham vọng nó điều khiển, nó bắt mình cứ phải lao theo những điều ngoài tầm tay của mình, ngoài khả năng của mình, rồi đau khổ, rồi khùng điên... thì đấy là bất hạnh.
Hạnh phúc nhiều khi chỉ là một sự thỏa mãn rất đơn giản, như giấc ngủ sâu sau ca trực (tôi lại nhớ đến hình ảnh một chiến sĩ Công an đi nguyên giày, gối đầu lên mũ, ngủ ngay trên cái ghế mà anh vừa xong ca trực cách ly) là đang đói có tô mì tôm, đến lớn lao hơn như làm được việc tốt cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.
Hạnh phúc còn là sự sẻ chia. Ngay trong vụ dịch đang diễn ra kia, có biết bao nhiêu hành động sẻ chia khiến chúng ta xúc động, từ sẻ chia từng cái khẩu trang, đến giao cho Nhà nước cả cái khách sạn 5 sao để cách ly chống dịch. Khi chúng tôi mang quà xuống trại tâm thần của vợ chồng anh Phước (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), rất nhiều người đã hết sức xúc động. Xúc động vì sự sẻ chia của cộng đồng. Nước ta bây giờ, việc làm từ thiện đã trở thành trào lưu rộng rãi trong xã hội. Đấy chính là hạnh phúc.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có cái truyện ngắn rất hay và buồn cười về việc quan trên sức giấy về làng bắt mỗi làng phải “giao đủ” một cơ số người để đi xem bóng đá, có “nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ”. Và hoạt cảnh bắt người đi xem bóng đá nó diễn ra hết sức bi thương và trào lộng. Khi ấy, trốn không phải đi xem bóng đá là... hạnh phúc. Còn thời bây giờ, được đi xem bóng đá là hạnh phúc. Tất nhiên không phải là tất cả, nhưng cứ xem cảnh dân Việt ta cờ đỏ sao vàng ra nước ngoài ủng hộ đội tuyển thì biết cái hạnh phúc ấy nó hân hoan đến như thế nào?
Thì đã bảo, từng người, mỗi giai đoạn, mỗi vùng... có quan niệm hạnh phúc của mình. Mà đa phần là, để thỏa mãn ước mơ, khát vọng chính đáng của mình.
VĂN CÔNG HÙNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.