DJ - Phù thủy âm thanh: Phía sau những định kiến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời thượng, sành điệu nên khi nhắc đến nghề DJ, không ít người sẽ nghĩ đó là nghề không lành mạnh, nghề của một kẻ - ăn - chơi. Để trụ và đứng vững trong nghề, DJ không chỉ cần tài năng mà còn phải bản lĩnh, dám vượt qua định kiến.

Không đẹp, dẹp nghề

DJ Kathy tên thật là Lê Thị Tố Loan (29 tuổi, quê Vĩnh Long) có nét dễ thương mộc mạc chứ không “lạnh lùng” như trên sàn diễn. 5 năm trong nghề, Kathy tự hào mình vẫn giữ đúng nguyên tắc: xong việc là về nhà, cố gắng giữ mình trước mọi hoàn cảnh. Cô trải lòng: “Ngày em bắt đầu tập chơi DJ không được đẹp như bây giờ đâu. Làm nghề này, sắc đẹp rất quan trọng, chiếm tới 70% sự thành công”.

Vốn yêu âm nhạc, thích những nơi sôi động, từ nhỏ Kathy đã nuôi ước mơ trở thành nghệ sĩ. Những ngày mới bắt đầu vào nghề, DJ Kathy vấp phải sự phản đối gay gắt từ ba mẹ, bởi họ cho rằng môi trường này rất bạc và quá nhiều cám dỗ với con gái. “Gặp phải sự phản đối từ gia đình, em nản lắm. Hầu như ngày nào cũng khóc vì không ai ủng hộ con đường mà mình đang đi. Càng bị phản đối, em càng quyết tâm học và làm nghề một cách tử tế. Em thuyết phục ba mẹ bằng cách mời họ đến xem biểu diễn. Dần dần, ba mẹ thấy được sự quyết tâm của con gái, cách em làm là hoạt động nghệ thuật nghiêm túc. Và cuối cùng họ đã chấp nhận công việc này. Bây giờ, em gái của em cũng là DJ” - Kathy vui vẻ kể.

Ngoại hình bắt mắt, khuôn mặt chuẩn “hotboy” cùng khả năng mix nhạc mới lạ, Bảo Bảo (tên thật là Cao Bảo Thiên, 27 tuổi) hiện đang là DJ đang lên ở TPHCM. Bảo Bảo từng có thời gian làm nhân viên văn phòng chuyên ngành đồ họa, nhưng máu âm nhạc thôi thúc anh đến với nghề DJ. “Làm nghề này, ngoại hình rất quan trọng. Có thể hôm nay mình chơi không hay, thậm chí mắc lỗi nhưng nếu DJ đẹp, biết khuấy động không gian buổi tiệc thì khách cũng dễ dàng bỏ qua” - Bảo Bảo cho hay.


 

 



Trên thế giới, các DJ ít bị chú ý nhiều về hình ảnh bề ngoài, mà được nhìn nhận bởi sản phẩm âm nhạc chất lượng. Trong khi ở Việt Nam, điều này ngược lại. Các DJ phải phục vụ phần nhìn để tạo cảm hứng cho khán giả. Thế nên mới có chuyện khi DJ mới rộ ở Việt Nam, người làm nghề chủ yếu là nam. Còn bây giờ, nữ DJ lại là sự lựa chọn hàng đầu của các vũ trường, quán bar.

Càng đẹp, càng bốc lửa bao nhiêu, cơ hội việc làm càng nhiều bấy nhiêu. Các ông chủ nhận thấy một cô gái xinh đẹp, ăn mặc sexy, nóng bỏng mới mang lại “một vốn mười lời” cho họ.
DJ còn phải chăm chỉ PR bản thân bằng cách thường xuyên thuê thợ chụp những bộ ảnh trong trang phục cực nóng bỏng, khoe đường cong cơ thể không thể gợi cảm hơn rồi đăng ảnh lên mạng xã hội. Nếu tài chính khá khẩm, họ mua bài PR đăng trên các trang điện tử để quảng bá hình ảnh. DJ nào may mắn được mời chụp hình cho các thương hiệu, hoặc tham gia những vai nhỏ trong các bộ phim, ca nhạc… thì tên tuổi cũng sẽ lên nhanh. Lúc đó DJ trẻ được nhiều người biết hơn, hợp đồng biểu diễn nhiều hơn, và tất nhiên cát-sê cũng cao hơn.

Nói không ngoa khi đây thật sự là nghề đem lại thu nhập cao. Người giỏi nghề và có nhan sắc, mức thu nhập có thể lên đến cả trăm triệu/tháng. Vì thế mà DJ có lúc thành trào lưu thời thượng của giới trẻ. Họ sẵn sàng vượt qua định kiến, vì hiểu rằng đây là công việc có điều kiện thể hiện đẳng cấp, lại nhanh chóng trở nên giàu có.

“Làm dâu trăm họ”

Không nhàn nhã, dễ kiếm tiền như nhiều người lầm tưởng. Với người đeo đuổi nghề DJ, quan trọng nhất phải biết đối tượng khách hàng để chọn những bản nhạc phù hợp. Với những sự kiện dành cho giới trẻ thì có thể chọn nhạc rock, với người lớn tuổi hơn thì có thể chọn giai điệu nhẹ nhàng… Tuy nhiên, rất nhiều lần list nhạc của bạn ngày hôm nay nhiều người thích, nhưng sang hôm sau lại bị phàn nàn là dở. Đó là những áp lực thường gặp phải, mà nếu bạn không có bản lĩnh và đam mê thì sẽ rất dễ nản. Do đó DJ là phải không ngừng đổi mới và sáng tạo - DJ Quang Thảo bày tỏ.

Ở các bar, vũ trường thường không có khái niệm giờ kết thúc. Tiêu chí của chốn ăn chơi này là chiều chuộng khách hàng hết mức có thể. Một khi “thượng đế” còn chưa rời quán thì nhạc vẫn to, đèn vẫn sáng để chung vui với khách. Và tất nhiên, DJ cũng phải tiếp tục làm việc cho tới khi hết khách mới thôi. Những ngày cuối tuần và dịp lễ tết, tần suất làm việc của các DJ càng dày và dài hơn. DJ Thảo (Q.1) cho biết: “Những ngày cao điểm khách chơi tới sáng thì DJ cũng phải phục vụ tới bến”.

Bữa tiệc âm nhạc kết thúc cũng là lúc DJ rã rời. Lặng lẽ xóa lớp son phấn dày cộm trên mặt, thay bộ đồ “thiếu vải” bằng trang phục quần Jean, áo thun, DJ Thủy Hà (20 tuổi, Q.7) nghèn nghẹn: “Để đeo đuổi nghề, tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay vượt qua nhiều điều nghiệt ngã, định kiến không mấy tốt đẹp”. Nghẹn ngào Hà kể, dẫu là nghề chân chính như bao nghề khác, nhưng không ít người chưa hiểu tường tận về DJ. Những ánh mắt dè bỉu, những lời dèm pha khiến cô nhiều lần chuyển nhà trọ. Đời DJ buồn và xót xa nhiều lắm, chứ không sống động, vui tươi như trên sân khấu. Đôi lần trở về nhà sau khi xong việc, cầm vài trăm ngàn tiền công rồi tìm quán mì gõ ăn vội lấy sức cứ thế nước mắt tuôn chảy...


 

 Nhiều cạm bẫy, cám dỗ với các DJ
Nhiều cạm bẫy, cám dỗ với các DJ



Muốn trụ lại lâu với nghề, DJ phải luôn tự làm mới mình, nghĩa là phải liên tục tìm tòi và học hỏi để nâng cao tay nghề. Mỗi DJ muốn thành danh đều tạo cho mình một phong cách riêng biệt và có “bí kíp” nhất định. DJ nào cũng phải học nhiều thể loại nhạc khác nhau để tiện phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các thể loại cơ bản nhất mà hầu hết DJ đều có thể chơi là: Pro House, Latin House, Tribal House, Electro House...

“Nhiều bạn trẻ gặp tôi xin học nghề DJ thổ lộ rằng họ đam mê âm nhạc, thấy nghề này vừa làm vừa chơi mà lương cao. Họ chỉ nhìn thấy hào quang của nghề mà không thấy được quá trình rèn luyện đầy mồ hôi, đẫm nước mắt. Không có con đường nào bước tới hào quang là dễ dàng. Có những quy luật rất khắc nghiệt và cũng là mặt tối của nghề DJ, mà tôi tin là hầu như không trung tâm dạy nghề hay các “thầy” nào tư vấn cho các bạn biết trước”. DJ Tony, Giám đốc công ty Nguyễn Tuấn Tpro.

Uyên Phương (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.