Đinh Bới "Đứng mũi chịu sào" ở làng tái định cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là làng tái định cư lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak, vài năm trở lại đây, làng Krối (xã Lơ Ku, huyện Kbang) đã có nhiều chuyển biến, đặc biệt là ổn định và phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đi đầu trong các phong trào là Bí thư chi bộ Đinh Bới.

Làng Krối  có 30 hộ với 142 khẩu, 100% là người Bahnar. Mặc dù Thủy điện An Khê-Ka Nak đã hỗ trợ điện, đường, trường học, nhà ở, giếng nước sinh hoạt nhưng khó khăn lớn nhất của bà con lúc mới về làng tái định cư là thiếu đất sản xuất. Vì vậy, ông Đinh Bới cùng 5 đảng viên trong chi bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp dân để bàn bạc tìm hướng giải quyết.

 

Bí thư chi bộ Đinh Bới. Ảnh: Đ.Y
Bí thư chi bộ Đinh Bới(người đứng ở giữa). Ảnh: Đ.Y

Theo đó, bản thân ông Đinh Bới cũng như chi bộ và các đoàn thể của làng đã đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm nghèo của Nhà nước, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; ủng hộ việc xây dựng cánh đồng mía lớn... Sau gần 5 năm định cư, làng đã thực hiện thành công việc khai hoang, dồn điền để góp phần xây dựng cánh đồng mía lớn với trên 80 ha, đồng thời chuyển từ bắp, đậu xanh, lúa rẫy sang trồng mía cao sản cho năng suất, giá trị kinh tế cao. Ông Đinh Bới chia sẻ: “Việc làm này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của bà con trong làng. Tuy nhiên, làm một mình thì không bao giờ hết việc nên chi bộ thường xuyên kết hợp với Ban Công tác Mặt trận làng và các đoàn thể để vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện”.

Mía là cây trồng khá mới mẻ với người Bahnar nơi đây. Từ năm 2017, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hỗ trợ kinh phí cho 17 hộ trồng 16,45 ha mía. Tuy nhiên, để bà con trồng mía là không hề dễ dàng. Vì thế, ông Đinh Bới phải trực tiếp xuống từng nhà tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia trồng mía. Đồng thời, ông đề nghị Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ và Xây dựng Lơ Ku và Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ máy móc, giống và tập huấn kỹ thuật trồng mía cho bà con. “Thuận lợi bước đầu là có Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón cho các hộ trong làng. Gia đình tôi và các đảng viên làm gương đi đầu thực hiện. Chỉ trong thời gian ngắn, 100% số hộ trong làng đều tự nguyện chuyển đổi từ cây trồng ngắn ngày sang trồng mía cao sản”-ông Đinh Bới phấn khởi nói.

Những ngày này về làng Krối, chúng tôi cũng thấy người dân rôm rả bàn chuyện làm ăn, so sánh thu nhập từ cây trồng ngắn ngày với cây mía cao sản. Ông Đinh H’Linh cho biết: “Nhà mình vừa thu hoạch xong 6 sào mía, được 80 tấn. Dù thời điểm này giá xuống thấp nhưng vẫn thu trên 60 triệu đồng. Năm trước, mình trồng bắp, đậu xanh, lúa rẫy nên thu nhập chỉ được nửa số tiền đó thôi”.  

Đến nay, làng Krối chỉ còn 3 hộ nghèo do neo đơn, ốm đau thường xuyên, không có sức lao động. Hàng năm, có 80% số hộ được công nhận gia đình văn hóa, 100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 đều được đến trường, không có bạo lực gia đình, không có trẻ em suy dinh dưỡng. Đời sống của người dân ổn định, an ninh chính trị được giữ vững.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Xuân Dương-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lơ Ku, nhận xét: “Chi bộ làng Krối nói chung và cá nhân đồng chí Đinh Bới được cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá cao bởi tinh thần trách nhiệm, cách làm việc hiệu quả, “nói đi đôi với làm”, nhất là việc vận động bà con tích cực tham gia mô hình cánh đồng mía lớn. Đồng chí Đinh Bới nhiều năm liền được xếp loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chi bộ làng Krối đạt trong sạch vững mạnh”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null