Điều gì xảy ra nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đột quỵ có thể để lại những di chứng khác nhau, từ liệt đến các vấn đề về ngôn ngữ. Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của đột quỵ.
Phục hồi sau đột quỵ là quá trình rất khó khăn. Chỉ khoảng 10 % những người sống sót qua cơn đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn, theo chuyên sang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bệnh nhân đột quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức, mỗi phút trì hoãn có thể giết chết 2 triệu tế bào não. Ảnh: Shutterstock
Bệnh nhân đột quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức, mỗi phút trì hoãn có thể giết chết 2 triệu tế bào não. Ảnh: Shutterstock
Số liệu của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) cho thấy khoảng 40% người từng bị đột quỵ sẽ gặp các tình trạng như suy giảm nhận thức từ trung bình đến nặng, liệt, gặp các vấn đề về trí nhớ hay đau mạn tính.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chứng mất ngôn ngữ, vốn ảnh hưởng đến khả năng nói, viết hoặc hiểu những gì người khác nói. Họ cũng bị trầm cảm và rối loạn cảm xúc.
Tuy nhiên, hậu quả có thể được giảm thiểu nếu người bị đột quỵ được cứu chữa kịp thời. Càng chậm trễ điều trị, tổn thương não sẽ càng nghiêm trọng.
Điều quan trọng là phải nhận ra sớm biểu hiện của đột quỵ. Các triệu chứng đột quỵ đặc trưng là yếu, tê cánh tay, mặt chảy xệ, nói lắp, lú lẩn, đi lại khó khăn. Hầu hết các triệu chứng có xu hướng xảy ra ở một bên cơ thể. Ví dụ, người bệnh sẽ nhận thấy một cánh tay của họ yếu sức, không thể cử động dù đang cố gắng nâng cả 2 cánh ta lên.
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn, dẫn đến làm gián đoạn lưu thông máu và ô xy lên não. Vỡ mạch máu não cũng có thể gây ra đột quỵ.
Khi phát hiện đột quỵ, người bệnh cần phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bệnh nhân và người thân chờ đợi với hy vọng các triệu chứng sẽ hết thì não sẽ càng bị tổn thương. Mỗi phút trôi qua thì 2 triệu tế bào não sẽ chết. Càng trì hoãn điều trị, não càng bị tổn thương và nguy cơ bị liệt, di chứng càng cao.
Sẽ có những trường hợp triệu chứng đột quỵ có thể giảm dần sau vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang ổn. Chẳng qua là họ đang bị đột quỵ nhẹ. Cơn đột quỵ thứ hai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây những tổn thương nghiêm trong đến não.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyến nghị bệnh nhân có thể bắt đầu chương trình phục hồi chức năng trong vòng 48 giờ sau đột quỵ. Phục hồi chức năng gồm vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, liệu pháp ngôn ngữ và thuốc, theo Healthline.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.