Diện mạo mới từ các đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng với sự thay đổi và phát triển của đất nước, diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh cũng đang đổi thay từng ngày với những công trình, khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hiện đại, chất lượng đời sống của người dân từng bước nâng cao, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Buôn Ma Thuột - đô thị trung tâm vùng

Với mục tiêu thúc đẩy, phát triển các đô thị, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, 5 năm qua (2015 - 2020), tỉnh Đắk Lắk đã đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng các đô thị mang diện mạo mới, từng bước hiện đại, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Trong đó phải kể đến TP. Buôn Ma Thuột đã có nhiều nỗ lực vượt bậc để khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trở thành đô thị hạt nhân của vùng. Nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng là giai đoạn thành phố tập trung các giải pháp, biện pháp quyết liệt để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 60-KL/TW, ngày 27-11-2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020.

 

Ngã Sáu Ban Mê. Ảnh: Hữu Hùng
Ngã Sáu Ban Mê. Ảnh: Hữu Hùng



Theo bà Nguyễn Thị Tường Loan, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Buôn Ma Thuột, diện mạo mới của đô thị Buôn Ma Thuột thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nhiều công trình, dự án trọng điểm, quan trọng được quan tâm đầu tư; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 8,88%; các thành phần kinh tế đóng góp cho ngân sách trên 17.150 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 96,3 triệu đồng, tăng 39,3 triệu đồng so với năm 2015.

Thực tế cho thấy, với hạ tầng hoàn thiện và các chính sách thu hút đầu tư, Buôn Ma Thuột đang từng ngày thay da đổi thịt, trở thành thị trường đầy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư lớn trên nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, phát triển đô thị, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp…

Cùng với đó, TP. Buôn Ma Thuột đã và đang được Trung ương và tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm như: tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang; tuyến đường vành đai phía Đông, phía Tây 2, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29, xây dựng cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng); phát triển Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế… Những công trình, dự án này sau khi hoàn thành sẽ là cơ sở để tăng cường liên kết vùng, thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao thương hàng hóa, du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tạo nên một diện mạo đô thị khang trang hơn, hiện đại hơn cho TP. Buôn Ma Thuột.

Nâng tầm các đô thị

Là khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh, những năm qua, để nâng tầm đô thị, huyện Cư M’gar đã tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho thị trấn Quảng Phú, tạo một diện mạo khang trang, xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, thị trấn Quảng Phú đã huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng gần 3 km đường nhựa và xây dựng mới 15 km đường bê tông nội thị với tổng kinh phí khoảng 34 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 10 tỷ đồng; đầu tư hệ thống đèn đường, mương thoát nước và láng lề đường với kinh phí trên 2 tỷ đồng.


 

Một tuyến phố trung tâm thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M'gar) rợp bóng cây xanh. Ảnh: Vân Anh
Một tuyến phố trung tâm thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M'gar) rợp bóng cây xanh. Ảnh: Vân Anh

Thời gian tới, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư để TP. Buôn Ma Thuột sớm trở thành trung tâm đô thị vùng Tây Nguyên; xây dựng, nâng cấp thị xã Buôn Hồ trở thành đô thị loại III; triển khai quy hoạch, xây dựng, nâng cấp thị trấn Ea Kar thành thị xã Ea Kar.

Ông Võ Sỹ Tùng, Bí thư Đảng bộ thị trấn Quảng Phú cho biết: “Quá trình phát triển đô thị, địa phương tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiểm soát chất lượng môi trường đô thị, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới đô thị xanh, đô thị sinh thái; tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó ưu tiên giữ lại các không gian thoáng rộng, ao hồ mặt nước, đặc biệt khơi thông các dòng chảy giúp tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, góp phần bảo đảm môi trường và tạo không gian kiến trúc cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho đô thị”.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị trấn Quảng Phú đạt trên 7%/năm, bình quân thu nhập đầu người đến cuối năm 2020 ước đạt 62 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 3,88%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 72,49%. Thị trấn Quảng Phú hiện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đô thị loại 4.

Với TX. Buôn Hồ, cùng với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, địa phương đã tích cực xúc tiến kêu gọi, huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện các công trình như: Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình quy mô 50 giường bệnh; Khu đô thị Đông Nam; Trung tâm trưng bày, giới thiệu và cung ứng thiết bị trường học; Trường Mầm non Buôn Hồ; Khu dân cư đô thị Tây Bắc II; Siêu thị Co.opmart; chợ xã Bình Thuận; Dự án đầu tư mở rộng tuyến phân phối nước sạch do tổ chức KOICA - Hàn Quốc hỗ trợ... Nổi bật hơn nữa, dự án khu đô thị kiểu mẫu Buôn Hồ Central Park đang được đầu tư xây dựng với các công trình như shophouse, trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, sân thể dục thể thao, công viên cây xanh, công viên sinh thái ven hồ… Đây sẽ là động lực mạnh mẽ góp phần hoàn thiện bức tranh đô thị hiện đại của Buôn Hồ trong thời gian tới.

 

 Thị xã Buôn Hồ hôm nay. Ảnh: Hoàng Gia
Thị xã Buôn Hồ hôm nay. Ảnh: Hoàng Gia


Là một trong những địa bàn trung tâm của thị xã, thời gian qua, phường An Bình đã triển khai nhiều biện pháp hiệu quả huy động tối đa các nguồn lực đầu tư chỉnh trang đô thị. Đến nay, 100% tuyến đường ở tổ dân phố 5 đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Trong đó, từ năm 2015 đến nay, tổ dân phố 5 đã sửa chữa, hoàn thành 5 tuyến đường nhựa, bê tông với tổng chiều dài 2,4 km, kinh phí trên 2 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp gần 90%), xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng gồm 17 bóng do người dân đóng góp 100% kinh phí.

5 năm qua, phường An Bình đã đầu tư xây dựng 38 tuyến đường với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng; trong đó có 10 tuyến đường bê tông, nhựa hóa với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng do người dân đóng góp 100% kinh phí. Đến nay, 100% các trục đường từ phường đến các tổ dân phố đã được nhựa hóa và bê tông hóa; các tuyến đường chính đều có điện chiếu sáng.

Các đô thị trên địa bàn tỉnh đang từng ngày “thay da đổi thịt” góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Theo Thúy Hồng – Vân Anh – Ninh Trang (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.