Điểm tựa của làng Doch 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, dân làng Doch 2 (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah, Gia Lai) luôn xem già Siu Ích như một điểm tựa vững chắc trong phát triển kinh tế lẫn việc gìn giữ sự bình yên của buôn làng. Người làng vẫn hay bảo với nhau rằng, ở đâu có mâu thuẫn, tranh chấp, chỉ cần già Ích ra mặt là mọi thứ lại đâu vào đấy.
Chúng tôi hẹn gặp già Siu Ích trong một chuyến công tác tại xã vùng khó Ia Kreng. Hôm ấy, y lời hẹn, già Ích ở nhà đợi khách. Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng trông già vẫn rất nhanh nhẹn và hoạt bát, lối trò chuyện cởi mở, dễ gần. Bên ngôi nhà sàn gần như khang trang nhất vùng, bao quanh là vườn bời lời rợp bóng xen lẫn vài cây ăn quả, già Ích bắt đầu kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thật thú vị.
 Trồng chuối rừng là mô hình kinh tế hiệu quả đang được già Ích thực hiện và hướng dẫn lại cho bà con làng Doch 2 để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T
Trồng chuối rừng là mô hình kinh tế hiệu quả đang được già Ích thực hiện và hướng dẫn lại cho bà con làng Doch 2 để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T
Sinh ra và lớn lên tại làng Kép Ping (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah) nhưng phần lớn thời gian của cuộc đời già Ích lại gắn liền với quê hương vợ-làng Doch 2 (xã Ia Kreng). Già kể rằng, khi chưa chia tách xã, 2 làng Kép Ping và Doch 2 đều thuộc xã Ia Mơ Nông. Mấy chục năm liền, già Ích được tín nhiệm giao phó đảm trách nhiều chức vụ ở xã Ia Mơ Nông và Trưởng thôn của 2 ngôi làng trên. Dù ở cương vị nào, già cũng được dân làng tôn trọng, tin tưởng bởi trách nhiệm nêu gương và nói đi đôi với làm. Đặc biệt, kể từ khi làm Tổ trưởng Tổ hòa giải của làng Doch 2 vào năm 1993, uy tín trong cộng đồng của già Ích ngày càng được nâng lên. Bất kể thời gian, hoàn cảnh nào, chỉ cần trong làng xảy ra sự vụ, già Ích sẵn sàng có mặt, kiên trì hóa giải mâu thuẫn. Nhiều vụ việc phức tạp trong nội bộ làng hoặc giữa làng Doch 2 với các làng khác đều được già Ích hòa giải thành công bằng khả năng thuyết phục thấu tình đạt lý, góp phần giữ gìn tổ ấm cho nhiều gia đình, đồng thời đảm bảo tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Già Ích bộc bạch: “Làm công tác hòa giải mình phải có cái tâm, sao cho hài hòa lợi ích của các bên. Bên cạnh tuân thủ theo chính sách, pháp luật của Nhà nước, mình còn phải vận dụng hương ước, quy ước của làng vào để giải thích thì dân mới nghe”.
Ngoài việc hòa giải trong làng, già Siu Ích còn sẵn lòng giúp đỡ các làng khác giải quyết mỗi khi có mâu thuẫn, tranh chấp. Điển hình như vụ việc thanh niên của làng Mơn (xã Ia Mơ Nông) điều khiển xe máy gây tai nạn khiến một người cùng làng bị thương. Gia đình người bị nạn đòi phạt vạ 150 triệu đồng. Làng Mơn phân xử 2 ngày không xong nên “cầu cứu” già Ích. “Trước khi đi, bản thân mình đã nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc và tìm hiểu nguyên nhân, cũng như tâm tư, nguyện vọng của các bên. Kết quả, sau hơn 3 giờ thuyết phục, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận số tiền bồi thường là 65 triệu đồng và không phạt vạ gì thêm”-già Ích nhớ lại.
Không chỉ làm tốt công tác hòa giải, già Ích còn trực tiếp đến từng nhà để tuyên truyền cho dân làng hiểu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động bà con duy trì những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu như: phạt vạ, thách cưới, mổ heo mổ bò rình rang; động viên con em trong làng đến trường học chữ, không cưới nhau khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật... Cùng với đó, già Ích cũng tích cực chăm lo phát triển kinh tế gia đình để nêu gương cho cả làng; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương. Hiện già có khoảng 3 ha đất đang trồng lúa rẫy, bời lời, chuối rừng, một ít cây ăn quả và nuôi 7 con bò thịt. Hàng năm, trừ chi phí, già Ích thu về hơn 50 triệu đồng.
Nhận xét về già Siu Ích, ông Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng-cho hay: “Trước nay, già Ích luôn phát huy vai trò của già làng uy tín, luôn nhiệt tình trong công tác hòa giải, góp phần giữ gìn bình yên cho xóm làng. Bản thân già luôn tuyên truyền vận động dân làng chấp hành pháp luật, nhất là trong công tác bảo vệ rừng. Nhờ vậy, làng Doch 2 từ lâu đã không còn tình trạng người dân vào rừng khai thác gỗ trái phép về làm nhà nữa. Với những thành tích ấy, hàng năm, già Ích đều được chính quyền địa phương biểu dương, khen thưởng”.
Hồng Thi - Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null