Điểm sáng Bàu Cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối năm 2016, Bàu Cạn trở thành xã đầu tiên của huyện biên giới Chư Prông đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). “Có được kết quả trên là do chúng tôi luôn phát huy tốt vai trò của cộng đồng, quán triệt sâu sắc nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”; đồng thời xây dựng đề án đúng và phù hợp với điều kiện, lựa chọn những tiêu chí để thực hiện trong từng thời điểm, từng thời kỳ…”- ông Văn Cạnh-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn, nhấn mạnh.

 Xã Bàu Cạn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2016. Ảnh: A.H
Xã Bàu Cạn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2016. Ảnh: A.H

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Bàu Cạn đề ra lộ trình theo từng năm. Cụ thể: năm 2011, qua khảo sát đánh giá hiện trạng nông thôn, xã đạt 3 tiêu chí: điện, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, an ninh-trật tự xã hội; năm 2012, xã tiếp tục đăng ký thực hiện 5 tiêu chí; năm 2013 đăng ký thực hiện 6 tiêu chí; năm 2014 đăng ký thực hiện 4 tiêu chí; năm 2015 và 2016 tiếp tục thực hiện 4 tiêu chí còn lại. Theo ông Văn Cạnh, trong 6 năm (2011-2016) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã đã tổ chức 20 đợt phát động lớn về phong trào thi đua “Bàu Cạn chung sức, chung lòng xây dựng NTM”. Các thôn cũng hưởng ứng, tham gia xây dựng NTM trên địa bàn bằng việc thực hiện những phần việc, tiêu chí chưa cần có sự đầu tư của Nhà nước, như: chỉnh trang nhà cửa, hàng rào, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, chuồng trại nhốt gia súc, mắc điện chiếu sáng trước nhà, đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác…

Hệ thống thông tin tuyên truyền về NTM hoạt động liên tục từ xã đến các thôn đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân, qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo và huy động được nhiều nguồn lực chung sức xây dựng NTM. Đặc biệt, nhân dân đã đồng thuận trong việc tham gia đóng góp ngày công, góp tiền, hiến đất để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương… góp phần hoàn thành các tiêu chí. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2016, số tiền nhân dân đóng góp để xây dựng NTM trên 62 tỷ đồng và khoảng 8.000 ngày công lao động để làm 23,5 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 9 trạm biến áp... Chưa kể, hàng năm, xã còn huy động nhân dân tham gia nạo vét kênh mương nội đồng, khơi thông cống rãnh trên các tuyến đường… Ngoài ra, xã cũng vận động nhân dân tự bỏ vốn để xây dựng và sửa chữa nhà ở; vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ủng hộ, giúp đỡ những hộ khó khăn khi làm và sửa chữa nhà. Đối với các hộ khó khăn về vốn thì xã hướng dẫn, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay để làm và sửa chữa nhà ở. Đến nay, xã Bàu Cạn không còn hộ nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát.

Đi trên con đường làng đã được bê tông hóa, ông Trần Hữu Biên-người dân thôn Tây Hồ phấn khởi: “Nhờ có phong trào chung sức xây dựng NTM, các tuyến đường liên thôn, liên xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con được thuận lợi hơn, ai cũng phấn khởi!”. Điều đáng nói là để “cán đích” NTM, xã Bàu Cạn còn có sự chung sức của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh. Tại thôn Tây Hồ và thôn Bình An, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã tham gia cùng nhân nhân hoàn thành 1.105 mét đường bê tông xi măng, lắp đặt cống thoát nước, khơi thông dòng chảy, đào giếng nước… Riêng tại Trường Mầm non Hương Trà, lực lượng vũ trang tỉnh cũng ghi dấu ấn với các công trình: xây dựng 140 mét hàng rào, đổ 298 m2 nền sân và sơn lại 3 lớp học.

Ông Văn Cạnh-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn cho hay, thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Bàu Cạn cùng cả nước tham gia xây dựng NTM” rộng khắp tại 6/6 thôn; gắn chặt nhiệm vụ xây dựng NTM với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Để giữ vững tiêu chí hộ nghèo, xã sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo và giúp đỡ các hộ, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số để không tái nghèo và thoát nghèo bền vững.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null