Đền thờ Vua Hùng trên đất Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để tưởng nhớ các vị Vua Hùng có công dựng nước, những người con Phú Thọ lập nghiệp ở tỉnh Đắk Nông đã đóng góp tiền của mua đất và xây dựng lên một đền thờ để làm địa điểm sum vầy, tụ họp.

 

Đền thờ Vua Hùng được người dân ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức hiến đất, đóng góp tiền của để xây dựng. Ảnh: Phan Tuấn
Đền thờ Vua Hùng được người dân ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức hiến đất, đóng góp tiền của để xây dựng. Ảnh: Phan Tuấn


Người dân Phú Thọ xa quê lập đền thờ Vua Hùng

Năm 2017, người dân Phú Thọ, ở xã Đắk Búk So đã đóng góp tiền của để dựng Đền thờ Vua Hùng theo phong cách cung đình cổ kính. Đền thờ Vua Hùng nằm trên ngọn đồi cao, bên cạnh Tỉnh lộ 6 nên thuận tiện cho nhiều người dân về đây dâng hương. Người dân đến đây ngoài việc cầu mong bình an thì cũng để ghi nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Ông Chữ Văn Chúc, người được giao nhiệm vụ trông coi Đền thờ Vua Hùng chia sẻ: "Với những người Phú Thọ xa xứ, hàng năm không thể về với đất Tổ, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn luôn đau đáu nỗi nhớ về tổ tiên, cội nguồn. Với tâm niệm “Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn” nên người dân Phú Thọ chúng tôi đã lập nên đền thờ này để thờ cúng tổ tiên, gia tộc, gây dựng mối đoàn kết trong xóm giềng".

Theo ông Chúc, lúc đầu, ý tưởng xây dựng Đền thờ Vua Hùng chỉ là suy nghĩ riêng của những người dân Phú Thọ xa quê vào Đắk Búk So lập nghiệp. Sau một thời gian thực hiện, ý tưởng xây dựng Đền thờ Vua Hùng nhanh chóng được lan rộng ra toàn vùng.

Điều đáng mừng, không chỉ có người dân Phú Thọ mà hàng chục hộ gia đình có quê quán ở các tỉnh thành khác, thậm chí đồng bào dân tộc tại chỗ cũng xin đóng góp tiền của để nhanh chóng xây dựng Đền thờ Vua Hùng.

Tính đến nay, đã có hàng trăm hộ gia đình tự nguyện đóng góp tổng cộng khoảng 1 tỉ đồng để mua hơn 1 sào đất, xây dựng đền thờ với diện tích khoảng 60m2, cùng các hạng mục như sân bêtông, hàng rào, cổng ngõ...

 

Hàng năm, Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Búk So là địa điểm để nhiều người dân ở trong và ngoài vùng tề tựu, nhân lên tình đoàn kết dân tộc. Ảnh: Phan Tuấn
Hàng năm, Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Búk So là địa điểm để nhiều người dân ở trong và ngoài vùng tề tựu, nhân lên tình đoàn kết dân tộc. Ảnh: Phan Tuấn


Nhân lên lòng tự hào, đoàn kết dân tộc

Năm 1989, ông Chữ Văn Chúc cùng hàng chục hộ gia đình khác từ tỉnh Phú Thọ vào xã Đắk Búk So sinh sống. Hiện nay, ông Chúc cùng nhiều thế hệ con em tỉnh Phú Thọ đã xem vùng đất này là quê hương thứ hai của mình.

An cư lạc nghiệp ở vùng đất mới, những người con Phú Thọ xa quê như ông Chúc vẫn giữ cho mình truyền thống tốt đẹp, tưởng nhớ đến Vua Hùng, báo công cho tổ tiên mình được biết.

Những năm qua, Đền thờ Vua Hùng không chỉ là niềm tự hào của người dân Phú Thọ. Anh Lê Hoàng Vinh, quê Quảng Nam chia sẻ: "Không riêng gì bà con Phú Thọ, tất cả người dân trên mọi miền đất nước đều là con cháu Vua Hùng. Vào ngày 10.3 âm lịch, chúng tôi luôn hướng về quê cha đất Tổ, cội nguồn của dân tộc".

Qua tìm hiểu cho thấy, tất cả bà con ở gần Đền thờ Vua Hùng những lúc rảnh rỗi, ngày lễ, ngày tết... đều đến Đền thờ Vua Hùng để thắp nhang hướng về cội nguồn. Họ đến đây với niềm mong muốn các Vua Hùng anh linh phù hộ cho những người con xa xứ luôn mạnh khỏe, may mắn và làm ăn phát đạt. Thông qua hoạt động văn hóa ý nghĩa này, tình cảm giữa mọi người trong xã được thắt chặt hơn, đoàn kết hơn.

Ông Nguyễn Văn Anh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So cho biết: "Việc xây dựng Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Búk So thể hiện lòng tôn kính của người dân Phú Thọ xa quê cũng như người dân Việt Nam đối với tổ tiên. Điều này đã nhân lên lòng tự hào, đoàn kết dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, đáng sống".

Theo ông Anh, hàng năm, vào những ngày lễ, tết, nhất là vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, đã trở thành ngày gặp mặt không chỉ trong nội bộ Hội đồng hương Phú Thọ mà còn của tất cả bà con sinh sống trong và ngoài vùng.

Sau 5 năm khánh thành, Đền thờ Vua Hùng đã đón hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài vùng đến thắp hương tri ân, tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn của mình. Đền thờ  Vua Hùng đã thực sự trở thành điểm đến cho các thế hệ hôm nay và cả mai sau nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước giữ nước.


https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/den-tho-vua-hung-tren-dat-dak-nong-1031751.ldo

 

Theo Phan Tuấn  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null