Đèn kéo quân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhìn đám cỏ úa chen lẫn với màu xanh ngắt rơi rớt lại của mùa hạ, ta chợt nhận ra tiết trời đã vào thu. Mùa thu, mùa của các bận phá cỗ rước đèn chơi trăng. Bầu trời sau trận mưa bão trổ màu thiên thanh và trong vắt, ánh nắng nhàn nhạt ấm áp trải xuống, len lỏi sâu vào trong con phố đông ken dày bóng người.
Không phân biệt bằng lịch, ngày còn bé, tôi chỉ biết được mùa thu tới dựa vào hướng gió, hơi ẩm, những cánh sen úa tàn trên mặt hồ, những đóa cúc mãn khai trong vườn tỏa hương thanh mát nhàn nhạt. Lúc này, lũ trẻ con bắt đầu rục rịch đi tìm những thanh tre, nứa, giấy trắng để làm đèn rước. Bấy giờ tuy thích những chiếc đèn ông sao lấp lánh trang kim xanh đỏ, song trẻ con vẫn thích chơi đèn kéo quân bằng giấy hơn, chẳng bởi vì chúng rẻ hay đẹp hơn, chỉ bởi vì thích mà thôi.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Ở chỗ tôi, đèn kéo quân được gọi bằng cái tên đèn cù. Đèn cù có ông voi giấy, ông Tào Tháo, Lưu Bị diễn Tam Quốc xoay vòng quanh chưa bao giờ hết thú vị trong ký ức. Cứ đến chiều, chúng tôi lại quây tròn ngay dưới mái hiên của dãy phòng làm việc dành cho giáo viên, bày ra cơ man các nguyên-vật liệu để mày mò với nhau.
Nói là làm đèn kéo quân, nhưng chúng tôi chỉ có thể loay hoay mấy việc lặt vặt, còn việc chuốt nan, uốn cốt đèn, kẻ vẽ hình nhân vật hay làm trục xoay đèn thì phải nhờ tới các chú, các bác trong xóm. Có một vài đứa mang tới mấy bát hạt bưởi khô, ngồi xuống xâu chúng lại thành dây, rồi sẽ phơi nắng cho nỏ thêm một lần nữa, để dùng thay chất đốt trong dịp Trung thu, hương bưởi nồng nồng nhuộm đẫm cả khoảng sân. Thỉnh thoảng có một vài cơn mưa phùn kéo tới song cũng chẳng làm gián đoạn được “công việc”. Chiếc đèn kéo quân lớn nhất để dành cho lễ ngắm trăng cứ thế mà dần hoàn thiện.
Đêm Rằm, trăng vẫn hơi lẹm để đủ cho mười sáu viên mãn sáng rực cả khoảng trời, các nhà trong phố chủ động tắt gần hết đèn điện chỉ để ánh bạc rọi tỏa. Đèn kéo quân được bê ra bãi đất trống, nơi cỏ đã bắt đầu ẩm hơi sương. Mỗi đứa trẻ tay cầm đèn lồng, đèn ông sao, đeo mặt nạ đủ hình thù ngồi quây quần, chăm chắm nhìn vào những con giống đang diễn kịch theo chiều xoay đèn, lắng tai nghe giọng kể chuyện của thầy giáo.
Dưới cơn gió mát, sắc sáng của ông trăng dìu dịu trùm xuống, đôi lúc ánh sáng ấy lại khẽ giật mình bởi tiếng hoan hô tưng bừng, tiếng trống và tiếng cười đùa. Trong lúc ngồi xem các nhân vật trong tích cổ, truyện xưa diễn xướng, người lớn đã bê một mâm đồng bày bưởi, bánh nướng, bánh dẻo, xoài, táo ra để chúng tôi phá cỗ. Hết vở kịch này đến vở kịch khác, có đứa nhổm lên muốn rờ vào râu Quan Công lại bị mẹ vỗ vào tay, cũng có đứa lại muốn rờ thử vào hình ảnh dải lụa của chị Hằng lúc bay lên cung trăng. Nến đèn được thay hết lần này đến lần khác, thẳng tới nửa đêm, chúng tôi mới đứng dậy trong nuối tiếc.
Đèn kéo quân xoay vòng, đời người cũng xoay vòng như các nhân vật được gài cắm trong đó, tuần hoàn luân chuyển như bốn mùa. Bầy trẻ con cùng ngồi với nhau trong bãi cỏ thơm năm ấy giờ đã mỗi người một ngả, khuôn mặt đều nhòe mờ đi, có lẽ chẳng mấy ai nhớ lại được kỷ niệm năm xưa, nỗ lực diễn tiếp câu chuyện của mình. Thảng hoặc, tôi lại nghĩ, mình cũng chính là một nhân vật trong chiếc đèn kéo quân lớn được tạo hóa trổ khắc hình hài…
PHẠM THÚY QUỲNH

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.