Đêm Sài Gòn thời Covid-19: San sẻ yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những phận người nghèo khó lẩn khuất đâu đó trong đêm nơi phố phường Sài Gòn. Mỗi người mỗi cảnh. Mỗi người một phương cách mưu sinh, dẫu lắm nỗi nhọc nhằn gian truân.

 
Sống khổ, họ vẫn lạc quan hy vọng về những đổi thay cho đời mình. Và họ vẫn luôn có những niềm vui cuộc đời khi được san sẻ yêu thương...
Sài Gòn được nhiều người thường ví von là nơi chốn phồn hoa. Làm việc và sinh sống nơi này 10 năm, không ít lần tôi nghe chuyện nhiều người vẫn hay thắc mắc, rằng giàu có như Sài Còn sao vẫn còn những phận đời mưu sinh gian khó quá đỗi.

Các thành viên Đội kết nối tình nguyện tặng suất ăn nghĩa tình cho người vô gia cư trên đường phố
Các thành viên Đội kết nối tình nguyện tặng suất ăn nghĩa tình cho người vô gia cư trên đường phố
“Cái nghèo”... đặc thù
Đóng góp đến khoảng 1/3 ngân sách quốc gia hằng năm, mà như “ năm cô vít 2020”, nguồn thu ngân sách của thành phố vẫn lên đến khoảng 380.000 tỉ đồng. Có thể nói khoản thu được ấy, với nhiều tỉnh, thành khác, quả là con số khổng lồ.
Người ở Sài Gòn đã góp một phần đặc biệt quan trọng vào thành quả ấy. Đất lành chim đậu, người người khắp nơi tìm đến đây mưu sinh, lập nghiệp. Có người đến làm ra của cải vật chất, tạo sinh kế, việc làm cho người khác, và điều kiện mỗi ngày thêm khấm khá hơn. Cũng có một bộ phận đến Sài Gòn nương náu, chật vật mưu sinh, sống đời tạm bợ chỉ mong qua ngày.
Thật không dễ gì lý giải tường tận sự đa chiều của làn sóng chuyển dịch ấy. Tôi thường hình dung Sài Gòn như một bức tranh đa sắc màu. Sài Gòn có những nét chấm phá rực rỡ. Sài Gòn có cả những khoảng lặng mưu sinh đầy thao thức, như những phận người mà chúng tôi bắt gặp trong những đêm Sài Gòn thời dịch bệnh Covid-19.
Thật ra, so chuẩn nghèo quốc gia (thu nhập dưới 10,8 triệu đồng/người/năm; cận nghèo là 12 triệu đồng/người/năm), thì Sài Gòn không còn người nghèo, không còn hộ nghèo. Quyết tâm và nhiều chính sách được thực thi đầy nỗ lực, xuyên suốt và cụ thể của thành phố hướng đến không còn người nghèo, không còn người sống lang thang. Và thực tế, từ nhiều năm qua, chuẩn nghèo của thành phố đều nâng lên gấp đôi, gấp ba. Kỳ họp thứ 23 HĐND TP.HCM vào tháng 12.2020, đã tiếp tục nâng chuẩn nghèo, chỉ tính riêng về thu nhập thì thu nhập bình quân từ 36 triệu đồng/người/năm (3 triệu đồng/người/tháng) trở xuống mới xem là nghèo; chuẩn cận nghèo từ trên 36 - 46 triệu đồng/người/năm.
Tôi còn nhớ vào thời điểm ấy, với chuẩn nghèo mới, tổng số hộ nghèo, cận nghèo còn lại là 18.325 hộ (chiếm 0,75% trên tổng hộ dân thành phố); trong đó tổng số hộ nghèo còn lại là 3.128 hộ (chiếm 0,13%); tổng số hộ cận nghèo còn lại là 15.197 hộ (chiếm 0,62%). Thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công.
Nêu ra một vài con số đó để thấy “cái nghèo” ở Sài Gòn cũng có tính... đặc thù!

Đội kết nối tình nguyện tổ chức nấu “Suất ăn nghĩa tình”, lựa chọn quần áo tặng thêm cho người vô gia cư. ẢNH: LÊ QUANG PHÚ
Đội kết nối tình nguyện tổ chức nấu “Suất ăn nghĩa tình”, lựa chọn quần áo tặng thêm cho người vô gia cư. ẢNH: LÊ QUANG PHÚ
“Lá lành đùm lá rách…”
Rất nhiều lần đi làm về khuya trong nhiều năm qua, tôi vẫn hay chứng kiến cảnh những đôi bạn trẻ đèo nhau trên xe máy, mang theo túi quà, rong ruổi trên một số ngả đường rồi ghé tặng những người nương náu cạnh hè phố, công viên. Có người ngủ qua đêm trên yên xe máy. Có người thiếp đi trên manh bạt cũ. Cũng có người chìm vào giấc ngủ cạnh chiếc ba gác cà tàng… Đối mặt mưa gió, sương đêm, muỗi đốt riết cũng thành quen. Đa phần họ đều lớn tuổi, khắc khổ, có lẽ phần vì mưu sinh quá cơ cực, phần vì điều kiện quá cơ hàn.
Và ở Sài Gòn, tôi cảm nhận được ý nghĩa hơn tình cảm “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” mà cộng đồng chắt chiu để dành tặng cho nhau.
Trong nhiều nhóm thiện nguyện san sẻ yêu thương cho những phận đời vất vả mưu sinh trong đêm ở Sài Gòn, tôi nhớ đến nhóm Lửa Mến. Nhóm này có khoảng 20 thành viên khá đặc biệt, đa phần là các bạn sinh viên, có người là công nhân, tuổi chỉ ngoài đôi mươi, đến từ nhiều vùng quê miền Tây, miền Trung và đều ở trọ. Cách làm của nhóm cũng rất... thiện nguyện. Mỗi tháng, mỗi thành viên góp một đến hai trăm ngàn, bạn nào có điều kiện ủng hộ thêm chút đỉnh. Chắt chiu 2 - 3 tháng, nhóm tổ chức nấu bữa cơm cho 1 mái ấm trẻ mồ côi nào đó. Có khi, nhóm đi mua bánh bao, sữa hộp, kem, bàn chải đánh răng, dầu gió…, phân thành từng suất quà nhỏ, và tối đến thì chia nhau đi tặng cho những người nghèo khó nương náu nơi hè phố. Hơn 1 năm nay, nhóm tạm dừng các hoạt động ấy. Lý do thật đơn giản: chỉ vì hết tiền. Thời buổi Covid-19 kéo dài ảnh hưởng, có bạn làm công nhân thì giảm sút lương, có bạn mất việc, có bạn trở về quê lập gia đình… Tôi luôn nhớ, nghĩ và mong muốn duy trì nhóm này, nhưng thú thật tôi cũng chưa đủ điều kiện để “tiếp lửa” cho các bạn trẻ ấy.
Tháng 3, được xem là tháng cao điểm màu áo xanh tình nguyện của những bạn trẻ. Tháng 3 năm nay đặc biệt hơn vì tròn 90 năm ngày thành lập Đoàn (26.3.1931 - 26.3.2021). Nhiều hội, nhóm thiện nguyện của các bạn trẻ hoạt động hết công suất, đầy lòng nhiệt thành, tương ái.
Hôm 23.3, đã tầm 20 giờ, Huỳnh Thị Hương, sinh viên năm 3 Trường ĐH Mở TP.HCM, vẫn còn bám trụ tại Trung tâm công tác xã hội - thanh niên (thuộc Thành đoàn TP.HCM) ở số 5 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 họp bàn cùng các thành viên trong Đội kết nối tình nguyện, để sáng 24.3 cùng lên đường đi tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ biên phòng cắm chốt canh 24/24 phòng chống dịch tuyến biên giới ở địa bàn Lộc Thịnh, Lộc Ninh (Bình Phước). Nhà Hương ở cạnh Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Vào Sài Gòn học 3 năm, thì 2 năm qua, Hương là biên chế “cứng” của Đội kết nối tình nguyện. Hương được các bạn trẻ nhắc đến nhiều vì còn là bếp trưởng của chương trình “Suất ăn nghĩa tình”. “Tự nấu cho mình ăn thì dễ. Nấu cho ra được mấy trăm suất cũng khá vất vả. Mà em thích nấu ăn. Ở quê vất vả cũng quen nên giờ vất vả thêm chút cũng không sao”, Hương thật lòng.
Họp bàn và cùng chuyến đi lên biên giới ở Bình Phước còn có anh Đỗ Quốc Bình, Trưởng phòng Kết nối tình nguyện (Trung tâm công tác xã hội - thanh niên). Khi nhắc đến “Suất ăn nghĩa tình”, anh Bình chia sẻ rằng từ đầu đợt dịch Covid-19 dịp tết năm 2020 đến nay, Đội kết nối tình nguyện đã tổ chức nấu, trực tiếp đi phát tặng khoảng 12.000 suất cơm. Bình thường thì nấu 120 - 200 suất. Các đợt cao điểm dịch bệnh tăng lên 400 - 500 suất mỗi lần nấu. Thành viên của đội có khi tăng lên hàng trăm bạn trẻ, còn biên chế “cứng” khoảng 20 bạn, đều tình nguyện đến từ các trường học trên địa bàn thành phố.
Đội kết nối tình nguyện đi vận động những tấm lòng hảo tâm quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm… rồi tự tổ chức đi chợ, nấu nướng, phân chia thành từng suất ăn để đi phát tặng các hoàn cảnh khó nghèo nương náu nơi hè phố, bệnh nhân và thân nhân người bệnh ở nhiều bệnh viện, công nhân các khu trọ, lao động tự do… “Mỗi khi nấu, anh em thu gọn sân bãi để xe máy, phân nhau người đi chợ, người hái rau, người nấu cơm… Có bạn ban đầu không rành bếp núc, giờ rành hết rồi. Có bạn đi chợ mua thịt, cá, rau nhiều lần, bà con ở chợ quen mặt luôn, lấy giá rẻ như để góp thêm một chút tươm tất, đầy đặn hơn cho các suất ăn”, anh Bình chia sẻ.
Luôn mong Sài Gòn mãi “giàu có”
Sài Gòn nghĩa tình! Tôi thấy nhiều người khác cũng cảm nhận như tôi về điều đó. Sài Gòn cũng còn không ít người phải nhọc nhằn mưu sinh đêm ngày, nhưng tôi nghĩ đa phần cảm thấy mãn nguyện. Sự mãn nguyện ấy có được nhờ giàu có lòng bác ái và sự hết mình sẻ chia cùng người khác.
Sự giàu có lòng bác ái của người Sài Gòn dường như tạo nên một điềm lành cho vùng đất này. Nếu bây giờ được mong ước một điều, tôi mong cho người Sài Gòn càng ngày càng “giàu có”. Và nếu như tất cả mọi người dù ở bất kỳ nơi đâu đều giàu có lòng bác ái và sự sẻ chia, tôi nghĩ cũng sẽ tạo nên được một điềm lành cho đất nước.
Theo Đình Phú (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…