Đề xuất nhiều quy định mới ràng buộc trách nhiệm của nhà nhập khẩu ô tô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Liên bộ Giao thông Vận tải - Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, Liên bộ Giao thông Vận tải - Công Thương vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
 
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ xây dựng các nội dung liên quan điều kiện kinh doanh ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhâp khẩu ô tô. Còn Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với nội dung về điều kiện kinh doanh ngành nghề bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định.
 
Sau hơn hai tháng nghiên cứu, tiếp thu, lấy ý kiến, chỉnh sửa và căn cứ vào mục tiêu “bảo vệ sức khỏe, quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng”, Liên bộ Công Thương - Giao Thông vận tải đã liên tục có các buổi làm việc và thống nhất hoàn thiện các nội dung Dự thảo.

Theo Liên bộ Giao thông - Công Thương, mục đích xây dựng Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô là nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng, đồng thời gắn trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh đối với mỗi sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng.
 
Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm 6 Chương, 39 Điều được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu cơ bản đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và an toàn môi trường; bảo đảm nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc bảo hành, triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật và thu hồi sản phẩm thải bỏ. Thiết lập cơ chế hợp lý và có hiệu quả để hạn chế tối đa các sản phẩm kém chất lượng tham gia lưu thông trên thị trường;
 
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, hạn chế các hành vi gian lận thương mại, tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, lành mạnh; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn, tạo ra sản lượng đủ lớn nhằm tăng dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp ô tô nội địa, hướng tới mục tiêu nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng sản xuất trong nước đối với ô tô phù hợp với mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đặt ra trong Chiến lược, Quy hoạch ngành công nghiệp ô tô.
 
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ô tô các loại thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), có yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn cho người sử dụng cũng như cộng đồng khi tham gia lưu thông trên đường, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng và sức khỏe của người sử dụng mà còn an toàn của những người tham gia giao thông khác. Đồng thời, ô tô còn là tài sản có giá trị lớn đối với phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, ô tô cũng là sản phẩm công nghệ cao, có cấu trúc phức tạp nên yêu cầu sử dụng, vận hành cũng như bảo dưỡng, bảo hành ô tô phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà sản xuất. Trong trường hợp xe phát sinh các lỗi kỹ thuật, người tiêu dùng cần được đảm bảo quyền yêu cầu đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng triệu hồi để khắc phục lỗi.

Điện tử

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình ngược

Lộ trình ngược

Kể từ thời điểm áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 (Euro 5) đối với ô tô sản xuất nội địa và nhập khẩu đến nay đã gần 3 năm, hàng trăm ngàn xe đạt tiêu chuẩn đã được đưa ra lưu thông nhưng nguồn nhiên liệu tương ứng lại không đủ cung cấp.