ANA lên kế hoạch triển khai dịch vụ taxi bay đầu tiên tại Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch vụ taxi bay sẽ sử dụng máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện với 5 chỗ ngồi (eVTOL) của Joby Aviation, một công ty của Mỹ mà ANA có quan hệ đối tác.

Tập đoàn hàng không ANA Holdings có kế hoạch ra mắt dịch vụ taxi bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản vào năm tài chính 2027 (kết thúc vào tháng 3/2027), di chuyển giữa Sân bay Quốc tế Narita và trung tâm Tokyo trong 10 đến 20 phút với chi phí tương đương một chuyến đi taxi thông thường.

ana-len-ke-hoach-trien-khai-dich-vu-taxi-bay-dau-tien-tai-nhat-ban-ddddd.jpg
Dịch vụ taxi bay thương mại được kỳ vọng sẽ giúp giảm tình trạng tắc đường. (Nguồn: Asian Sky Group)

Nhà điều hành hãng hàng không Nhật Bản này cũng đang phác thảo một tuyến đường kết nối Narita với Sân bay Haneda-một sân bay chính khác của Tokyo - cũng như các tuyến đường nối trung tâm Tokyo với Yokohama và điểm du lịch Kamakura.

Dịch vụ này sẽ được vận hành dưới dạng taxi đi chung. Giá cước taxi thông thường giữa Haneda và Narita là hơn 20.000 yen (127 USD). Giá cước taxi bay sẽ thấp hơn giá cước đi trực thăng, thường có giá hơn 100.000 yen/giờ.

Để đảm bảo địa điểm cất cánh và hạ cánh, ANA đang hợp tác với Nomura Real Estate Development tại Tokyo cũng như chi nhánh trung tâm mua sắm của nhà bán lẻ Aeon ở vùng ngoại ô để sử dụng các cơ sở của họ, bao gồm cả mái nhà và bãi đỗ xe.

Dịch vụ taxi bay thương mại được kỳ vọng sẽ giúp giảm tình trạng tắc đường trong thành phố, với nhu cầu dự kiến từ cả doanh nghiệp và khách du lịch. Hình thức vận chuyển mới này giữa các sân bay Haneda và Narita cũng sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của họ.

Dịch vụ này sẽ sử dụng máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện với 5 chỗ ngồi (eVTOL) của Joby Aviation, một công ty của Mỹ mà ANA có quan hệ đối tác. Máy bay chạy bằng pin và không thải ra khí CO2 khi vận hành. Chúng không cần đường băng và êm hơn cả máy bay và trực thăng.

Theo Joby, chi phí vận hành của một eVTOL là khoảng 95 USD cho 25 phút. Joby đang trong giai đoạn cuối cùng để xin chứng nhận loại an toàn của máy bay từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Công ty sau đó đặt mục tiêu xin chứng nhận từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản.

Một khi có chứng nhận, ANA sẽ bắt đầu phối hợp với các bộ ngành và chính quyền địa phương có liên quan về các tuyến bay cụ thể.

Joby có kế hoạch khởi động dịch vụ taxi bay thương mại đầu tiên trên thế giới tại Dubai vào cuối năm 2025. Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ ba tổ chức các chuyến bay thương mại, sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Mỹ.

Joby đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản vào tháng 10/2024.

Theo Nguyễn Tuyến (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Tới thời của xe 'xanh'

Tới thời của xe 'xanh'

Ứng dụng công nghệ xanh là xu hướng tất yếu, buộc các hãng xe bảo thủ như Subaru, Honda... cũng phải nhanh chóng chuyển đổi.

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

(GLO)- Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9-2024, tổng doanh số ô tô của các đơn vị thành viên bán ra thị trường Việt Nam đạt 36.585 xe (tăng 45% so với tháng 8-2024).

Volkswagen Viloran 2023: Định nghĩa mới của mẫu SUV cao cấp

Volkswagen Viloran 2023: Định nghĩa mới của mẫu SUV cao cấp

(GLO)- Với những cải tiến vượt trội và thiết kế sang trọng, Volkswagen Viloran 2023 không chỉ đáp ứng nhu cầu của các gia đình mà còn khẳng định sự vượt trội trong phân khúc xe cao cấp. Mẫu SUV này hứa hẹn mang đến trải nghiệm lái xe đẳng cấp cho những ai yêu thích sự hoàn hảo.