Để các công trình thủy lợi vượt lũ an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau hai trận lũ lịch sử năm ngoái, một số tuyến kênh mương của công trình thủy lợi Ayun Hạ, Gia Lai bị hư hỏng nặng ở một số điểm kênh chính: Ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện) và xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa).
Ngay sau đó, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí sửa chữa, kịp thời phục vụ sản xuất. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay tần suất bão đổ bộ vào nước ta có thể ít hơn nhưng diễn biến khó lường, mức độ nguy hiểm và thiệt hại sẽ lớn hơn năm vừa qua. Do đó, công tác phòng- chống lụt bão, đảm bảo các công trình thủy lợi vượt lũ an toàn là nhiệm vụ trọng tâm của mùa mưa năm nay.
Kiên cố hóa kênh mương.
Kiên cố hóa kênh mương.
Văn phòng 2 của Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh có nhiệm vụ quản lý 2 công trình thủy lợi trọng điểm vùng Đông Nam tỉnh là Thủy lợi Ayun Hạ và thủy lợi Ia Mláh. Do công trình thủy lợi Ia Mláh vẫn chưa hoàn thành nên mùa mưa năm nay chủ yếu tập trung tu bổ, sửa chữa, đảm bảo vượt lũ cho công trình thủy lợi Ayun Hạ, hệ thống kênh đầu mối và kênh cấp I (kênh cấp dưới địa phương quản lý). Năm nay, nguồn ngân sách tỉnh dành khoảng 2 tỷ đồng để tu sửa hệ thống các tuyến kênh chính, kênh Bắc, kênh Nam và kênh cấp I của thủy lợi Ayun Hạ; phục vụ tưới cho 7.000 ha lúa nước, tưới phụ trợ cho các loại hoa màu khác và đảm bảo vượt lũ an toàn. Tổng chiều dài kênh chính là 14.442 mét, kênh Bắc 14.800 mét, kênh Nam 18.656 mét, kênh cấp I có 40 kênh dài 86.000 mét.
Ngoài việc điều tiết nguồn nước tưới phục vụ sản xuất vụ mùa, công tác phòng-chống lụt bão được đơn vị đặc biệt chú trọng. Đơn vị đã thành lập Ban Phòng- chống lụt bão để ứng phó kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể gây ra. Ông Lê Mai- Phó Giám đốc, phụ trách Văn phòng 2 của Công ty cho biết: Văn phòng đã chuẩn bị 1.000 m3 đá dự phòng và rọ đá tại thủy lợi Ayun Hạ để đối phó với lũ lụt. Đơn vị cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện nạo vét để khai thông dòng chảy nếu có lũ lụt gây sạt lở các tuyến kênh mương chính; tập huấn công tác phòng-chống lụt bão, chủ động lực lượng ứng trực để điều động và phối hợp với chính quyền các địa phương và người dân trong phòng-chống lụt bão; phân công theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết để triển khai các biện pháp phòng-chống kịp thời, hiệu quả.
Hiện nay, Văn phòng đang rà soát toàn bộ hệ thống kênh mương. Nếu đoạn nào bị hư hỏng, xuống cấp thì có kế hoạch duy tu sửa chữa kịp thời trước mùa mưa. Ông Mai cũng xác nhận: Mặc dù đã chủ động nhưng nếu lũ mạnh và bất ngờ như năm ngoái thì phương tiện vẫn còn thiếu. Kinh phí tu sửa kênh mương khoảng 2 tỷ đồng chưa đáp ứng yêu cầu.
Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.