Đê Ar tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là những giải pháp mà người dân xã Đê Ar (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai thực hiện, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Hiện ở làng Ar Dôch Ktu có hơn 20 hộ trồng chuối mốc với diện tích khoảng 7 ha. Theo các hộ dân, giống chuối này dễ trồng, ít sâu bệnh, quả nhiều; sau 4,5 tháng, chuối cho thu hoạch.
Hiện ở làng Ar Dôch Ktu có hơn 20 hộ trồng chuối mốc với diện tích khoảng 7 ha. Theo các hộ dân, giống chuối này dễ trồng, ít sâu bệnh, quả nhiều; sau 4,5 tháng đã được thu hoạch.

Bà Đỗ Thị Thanh Vân-Chủ tịch UBND xã Đê Ar-cho biết: Năm 2021, toàn xã gieo trồng hơn 1.500 ha cây trồng các loại, trong đó 447 ha lúa, 875 ha cây có củ, 57 ha cây thực phẩm. Nét nổi bật ở xã trong chuyển đổi cây trồng là vận động người dân chuyển đổi diện tích đất bạc màu chuyển sang trồng cây ăn quả, xen canh cây dược liệu nhằm tăng thu nhập, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên năng suất cây trồng tăng cao.

Riêng trong năm 2021, diện tích chuyển đổi từ lúa sang rau màu và cây ăn quả là gần 363 ha; trong đó, có trên 317 ha chuối mốc, gần 46 ha cây ăn quả. Nhiều mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao được duy trì và nhân rộng, như: cà phê trồng xen với lúa rẫy, chuối mốc trồng xen với cây mì. Tổng đàn gia súc là 5.151 con, đàn gia cầm đạt trên 2.220 con, tăng đều trung bình hàng năm hơn 300 con/năm. Qua đó, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Anh Hro (đứng giữa, làng Ar Dôch Ktu) đưa máy móc vào sản xuất để giảm sức lao động. Anh cho biết: Gia đình có 3 ha trồng chuối, 1 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 4 ha mì, 2 ha lúa rẫy...; mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
Anh Hro (đứng giữa, làng Ar Dôch Ktu) đưa máy móc vào sản xuất để giảm sức lao động. Anh cho biết: Gia đình có 3 ha trồng chuối, 1 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 4 ha mì, 2 ha lúa rẫy...; mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
Mô hình tái canh cà phê xen lúa rẫy của gia đình anh Sam (làng Ar Dết) cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng 1 diện tích.
Mô hình tái canh cà phê xen lúa rẫy của gia đình anh Sam (làng Ar Dết) cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng 1 diện tích.
Anh Đinh Bun-cán bộ xã Đê Ar-hướng dẫn người dân kinh nghiệm chăm sóc mì trồng xen cây chuối mốc.
Anh Đinh Bun-cán bộ xã Đê Ar-hướng dẫn người dân kinh nghiệm chăm sóc mì trồng xen cây chuối mốc.
Chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa đang được hội viên Hội Nông dân làng Ar Dêl phát triển.
Chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa đang được hội viên Hội Nông dân làng Ar Dêl phát triển.
Thời gian qua, UBND xã Đê Ar phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ dê giống sinh sản cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định.
Thời gian qua, UBND xã Đê Ar phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ dê giống sinh sản cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.