(GLO)- Trang web “Cùng nhau học tập” do em Nguyễn Minh Hiếu (lớp 10A7, Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) tạo lập đã trở thành nơi để các bạn học sinh cùng giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức, thỏa mãn đam mê khám phá kiến thức khoa học giáo dục và kiến thức cuộc sống.
(GLO)- Ngày 11-12, nhóm cựu học sinh niên khóa 2001-2004 Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tặng cho nhà trường 7 chiếc ti vi màn hình Led 50 inch với tổng trị giá 105 triệu đồng.
Chỉ với một ứng dụng, người dạy có thể cập nhật nội dung bài giảng, tạo bài tập, chấm điểm, theo dõi và quản lý lớp học cũng như thực hiện việc dạy học trực tuyến một cách dễ dàng…
(GLO)- Chiều 23-11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị về việc dạy học trực tuyến ứng phó với dịch Covid-19 trong năm học 2021-2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của đại diện 17 phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố và trường học ở 81 điểm cầu trong tỉnh. Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm.
Gần 1,7 triệu học sinh TP HCM phải chuyển sang học trực tuyến do đại dịch Covid-19. Cũng chính trong môi trường học tập đặc biệt này, nhiều thầy cô giáo không quản ngại khó khăn, ngày đêm tìm tòi, sáng tạo.
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Chư Sê đã triển khai các phương án dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình địa phương và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Một cuộc khảo sát cho thấy 76% học sinh làm việc khác trong những lớp học trực tuyến và 64% học sinh từng nhắn tin hay chat để bàn luận về hình ảnh thầy cô.
Ngày 24/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra Văn bản hỏa tốc số 3822/UBND-KGVX quy định tạm dừng dạy học tập trung trực tiếp đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Kon Tum, chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác phù hợp từ ngày 25/10, cho đến khi có thông báo mới.
(GLO)- Đến nay, việc xây dựng và phát triển môi trường dạy học, sử dụng tiếng Anh trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Thông qua những hoạt động thiết thực, phong trào dạy và học ngoại ngữ được lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo học sinh tham gia.
(GLO)- Ngày 20-9, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1357/UBND-KGVX về việc chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh.
(GLO)- Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên sau ngày khai giảng năm học 2021-2022, tại nhiều địa phương, trẻ vẫn chưa thể đến trường. Tuy nhiên, không khí dạy và học lại đang sôi nổi trên các diễn đàn giáo dục với việc dạy học trực tuyến. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là phương án “thay thế dạy học trực tiếp“, giúp các cơ sở giáo dục phổ thông “nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục“.
(GLO)- Sau lễ khai giảng, ngày 6-9, học sinh THCS và THPT trên địa bàn tỉnh (trừ TP. Pleiku và huyện Krông Pa) đã nô nức đến trường. Tại những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động dạy và học cũng được tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Đặc biệt, công tác đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 luôn được các cơ sở giáo dục đặt lên hàng đầu.
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh đã tập trung chuẩn bị mọi điều kiện để bắt đầu năm học 2021-2022. Nhiều phương án dạy và học được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép“ trong năm học mới.
Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường chỉ tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học, gia đình học sinh sẵn sàng các điều kiện để phối hợp với giáo viên.
Theo khung kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022 học sinh sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1.9. Lớp 1 có thể tựu trường từ ngày 23.8, tổ chức khai giảng vào ngày 5.9. Tuy nhiên kế hoạch này khó khả thi với một số địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương-Gia Lai (APC Gia Lai) tự in sao, phát hành bộ tài liệu tăng cường học tập để phục vụ năm học mới 2021-2022. Ngành chức năng đang vào cuộc xác minh vụ việc. Phóng viên Báo Gia Lai đã làm việc với các bên liên quan về vấn đề này.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã chủ động xây dựng các phương án nhằm thực hiện nhiệm vụ kép. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Duy Định-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT liên quan đến vấn đề này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, trong quá trình ôn tập, chú trọng trang bị, củng cố cho học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình cấp THPT, trong đó tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.
Đối với những địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19, để bảo đảm an toàn cho học sinh, các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng theo hình thức trực tuyến.
Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.
(GLO)- Hiện nay, hầu hết các trường THPT trong tỉnh Gia Lai đang tăng cường dạy học trực tuyến cho học sinh thông qua hệ thống ViettelStudy và VNPT E-Learning, kết hợp cùng một số phần mềm thông dụng khác. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động này đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là những địa bàn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT - trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về chương trình năm học khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.