Đâu là dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trẻ bất ngờ có hành vi chống đối lại lời nói của bố mẹ và thể hiện thái độ bất cần là một trong những hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ gây nên.

Phụ huynh luôn đặt quá nhiều kỳ vọng vào con mình và thậm chí đem ra so sánh với bạn cùng trang lứa khiến những đứa trẻ này phải chịu một áp lực rất lớn. Có rất nhiều cách để nuôi dạy và cho trẻ động lực phấn đấu trong cuộc sống cũng như việc học.

Do đó, phụ huynh hãy cố gắng tìm hiểu một số cách nuôi dạy con tốt hơn cách làm ở hiện tại, để có thể tránh được tình trạng con có một số dấu hiệu cho thấy đang bị áp lực từ bố mẹ.

Trẻ em rất dễ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và không muốn chịu áp lực từ bố mẹ.

Trẻ em rất dễ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và không muốn chịu áp lực từ bố mẹ.

Quản lý con quá mức

Việc đặt quá nhiều kỳ vọng rất dễ dẫn đến hành vi kiểm soát con quá mức mà nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay đang mắc phải. Nếu bạn luôn soi xét hoạt động hàng ngày của trẻ như bài tập về nhà, công việc nhà và thậm chí là giờ chơi để bảo đảm rằng bé làm mọi thứ theo đúng ý bạn thì rất dễ gây áp lực lên trẻ.

Bố mẹ quan tâm đến con là điều đúng đắn nhưng nếu can thiệp quá mức vào cuộc sống của con thì đó là điều không nên làm. Hãy để trẻ phạm sai lầm và đối mặt với hậu quả do mình gây ra. Điều này, giúp con trưởng thành hơn rất nhiều.

Bị áp lực khi bố mẹ phê phán nhiều hơn khen ngợi

Hiện nay, có rất nhiều bố mẹ chỉ chú ý đến việc làm sai và bỏ qua việc làm tốt. Thậm chí, có nhiều phụ huynh luôn la mắng thay vì khen ngợi con. Họ không nghĩ rằng, trẻ em rất thích được khen ngợi và đi cùng sự giáo dục nghiêm khắc mới có thể nên người.

Việc đưa ra quá nhiều lời chỉ trích sẽ không thúc đẩy trẻ tiến bộ mà chỉ gây áp lực lên bản thân con. Thông thường, không ai thích liên tục nghe những điều sai trái. Do đó, để giúp con đạt kết quả tốt, bạn cần kết hợp khen ngợi khi con học tốt và đưa nhận xét đúng đắn hơn là chê bai.

Việc phụ huynh chê nhiều hơn khen rất dễ mang lại áp lực cho trẻ.

Việc phụ huynh chê nhiều hơn khen rất dễ mang lại áp lực cho trẻ.

Bố mẹ thường xuyên mất bình tĩnh

Việc phụ huynh thường xuyên áp đặt và đưa ra kỳ vọng cao đối với con mình rất dễ dẫn đến cảm giác thất vọng, thường xuyên nổi nóng với trẻ khi không thể đạt được kết quả như mình mong muốn. Không khí trong gia đình lúc nào cũng ngột ngạt và căng thẳng.

So sánh con với bạn bè

Bị so sánh với anh chị em trong nhà hay bạn bè cùng trang lứa là một trong những hành động khiến trẻ chịu áp lực nhiều nhất. Hành động này vô tình ép buộc trẻ phải làm mọi thứ để hơn mọi người, thậm chí bỏ qua nhu cầu hay cảm nhận bản thân chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt.

Chính hành động này của nhiều phụ huynh đã trở thành con dao hai lưỡi, khiến tâm lý trẻ ngày càng tồi tệ, sinh ra phản ứng ức chế vì phải từ bỏ đi sự yêu thích của bản thân để đi theo một hình mẫu khác, không phải do mình lựa chọn.

So sánh con với bạn bè là áp lực lớn mà hầu như đứa trẻ nào cũng từng một lần trải qua.

So sánh con với bạn bè là áp lực lớn mà hầu như đứa trẻ nào cũng từng một lần trải qua.

Luôn cho rằng mọi hành động đều ảnh hưởng nghiêm trọng

Những lời đe dọa như: “Nếu con không đạt học sinh giỏi thì đừng đi chơi đâu nữa”, “Con sẽ thua bạn bè nếu như không làm được bài tập này”… sẽ khiến trẻ nghĩ rằng bản thân chỉ có một cơ hội duy nhất để thực hiện mọi thứ.

Tuy nhiên, trên thực tế trẻ nhỏ vẫn luôn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, chỉ cần đợi đến thời điểm thích hợp. Hãy hướng trẻ đến những suy nghĩ tiêu cực thay vì suy nghĩ tiêu mà nhiều ông bố, bà mẹ đang mắc phải.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.