Dạo quanh chợ hoa Tết Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tại chợ hoa Tết, UBND thành phố Pleiku  (Gia Lai) đề ra nhiều giải pháp thiết thực và bước đầu đã được người dân hoan nghênh. Thế nhưng vẫn còn đó nỗi lo của những người trong cuộc…

An toàn cho người kinh doanh

Đến chợ hoa Tết Pleiku (đối diện Quảng trường 17-3) những ngày này, hình ảnh thường thấy là cảnh tất bật đưa hoa, cây vào các lô. Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Anh Hợp- chủ kinh doanh hoa từ Phú Yên lên, cho biết: “Nhiều năm kinh doanh tại chợ hoa Xuân Gia Lai, nhưng chưa năm nào tôi thấy an ninh tại đây lại tốt như thế. Mỗi xe hoa trên 10 tấn của chúng tôi được hạ xuống, chi phí bốc vác hết 1.600.000 đồng/xe nhưng bù lại không phải lo cây gãy, chậu bể nên giá này cũng hợp lý. Thậm chí buổi tối chúng tôi có thể ngủ thẳng giấc mà không sợ mất hoa do đã có mấy anh em bốc vác trông giùm. Tôi rất hài lòng và Tết sang năm sẽ trở lại Gia Lai và rất có thể sẽ rủ nhiều người cùng đến kinh doanh”.

Ảnh: Ngọc Linh
Ảnh: Ngọc Linh

Để tránh tình trạng tranh giành địa bàn, đẩy giá bốc xếp lên cao, thậm chí phá hoa, ngành chức năng phường Tây Sơn đã “quy tụ” những người có nhu cầu lao động chân tay tại chợ xuân lại, yêu cầu họ cung cấp ảnh, địa chỉ cụ thể và có giấy cam kết đảm bảo không ép giá, thực hiện theo giá bốc xếp do UBND phường quy định, bảo vệ hoa cho tiểu thương. Hiện tại, đội bốc xếp có sự quản lý này được khoảng 50 người. Họ ngày đêm thay phiên nhau vừa lao động, vừa canh hàng cho chủ hoa nên có thể nói công tác an ninh tại đây được ổn định cho đến thời điểm này và sau nữa, đội bốc xếp có những đóng góp không nhỏ. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hoàng Công Minh-Tổ trưởng tổ bốc xếp cho biết: “Phần đông anh em chúng tôi đều nghèo nên những ngày này ráng bỏ sức để có chút tiền lo cho gia đình sắm Tết. Nhiều “dân anh chị” thấy chúng tôi thức đêm canh hoa cho khách tưởng chúng tôi bảo kê nên cũng muốn “tham gia”, nhưng anh em chúng tôi đã quán triệt với nhau, chỉ những ai có nhu cầu lao động tại đây mới được hoan nghênh”.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Trọng- Trưởng Công an phường Tây Sơn cho biết: “Lực lượng bốc xếp đã tự dàn xếp ổn thỏa với nhiều người khác để đảm bảo an ninh cho chợ hoa, làm cho người kinh doanh hoa phấn khởi, bên cạnh đó còn giảm bớt gánh nặng công việc cho anh em chúng tôi”.

Phân lô công bằng, nhưng chưa hợp lý

Những người kinh doanh tại chợ hoa Xuân đánh giá, cách phân lô là công bằng. Thế nhưng với diện tích mỗi lô được phân chỉ chừng 24 m2 đã gây khó khăn cho nhiều tiểu thương kinh doanh những loại hoa có tán rộng, chiếm nhiều diện tích (cúc, tắc, đào…). Anh Nguyễn Ngọc Linh- tổ 10 phường Ia Kring, TP. Pleiku cho biết: “Với diện tích quá hẹp, tôi chỉ có thể sắp xếp một cách sít sao mới được 20 chậu cúc. Nếu khách thích và yêu cầu những cây nằm giữa lô thì tôi đành chịu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh”. Tìm hiểu từ những người khác được biết, nhiều người vẫn bốc thăm được từ 3-4 lô, một số lô mặc dù đấu đầu nhau nhưng vì khoảng cách hẹp nên có sắp đặt khéo như thế nào, khách yêu cầu những chậu hoa ở giữa lô, chủ hàng cũng đành bó tay. Đau đầu nhất là một số chủ cũng được phân từ 3 đến 4 lô, nhưng vị trí các lô không liền kề nhau, thậm chí mỗi nơi mỗi lô cách xa nhau thì họ phải tốn thêm chi phí thuê người trông coi.

Ảnh: Ngọc Linh
Ảnh: Ngọc Linh

Theo những chủ hoa thì phải kinh doanh từ 500 chậu hoa trở lên thì mới có lãi, thế nhưng vì mỗi lô mỗi nơi, lại hẹp nên rất khó kinh doanh tại chợ hoa năm nay. Đến hàng hoa mai, đào của anh Võ Ngọc Quang- tổ 1, phường Chi Lăng, thấy lô được phân của anh cũng có diện tích như những lô khác trong chợ hoa này, nhưng chiều rộng chỉ chừng 1,5 mét nên chỉ sắp được một hàng chậu hoa đào là đã chẳng còn lối đi. Anh đang lo không biết mấy bữa nữa, khi các lô bên cạnh được lấp đầy thì liệu anh có còn lối nào để bán hoa cho khách không.

Các tiểu thương kinh doanh hoa tại chợ này đều cho rằng ngành chức năng cần tìm hiểu nhu cầu của người dân để phân bổ lô đất cho hợp lý hơn vì một số loại hoa phải cần diện tích lớn mới thuận lợi. Mong rằng ngành chức năng cần rút kinh nghiệm để năm tới việc tổ chức chợ hoa Xuân được tốt hơn.

Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.