Danh tính sáu kỹ sư gen Z tham gia bộ cải cách chính phủ của tỷ phú Elon Musk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỷ phú Elon Musk đã chiêu mộ sáu kỹ sư trẻ từ 19 đến 25 tuổi tham gia Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ (DOGE), với sứ mệnh đầy tham vọng là xóa bỏ hoàn toàn tình trạng chi tiêu lãng phí trong các cơ quan công quyền.

Elon Musk được giao nhiệm vụ dẫn đầu DOGE sau khi hợp tác với ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Mục tiêu của Musk và DOGE là xóa bỏ tình trạng lãng phí, với các kế hoạch cắt giảm và cải cách lớn có thể có tác động lâu dài đến chi tiêu của Chính phủ Mỹ. DOGE cũng được giao nhiệm vụ tìm ra các giải pháp sáng tạo để cải thiện cách thức hoạt động của các cơ quan công quyền.

Để đạt được mục tiêu này, Musk đã chiêu mộ sáu kỹ sư trẻ, tuổi từ 19 đến 25. Người trẻ nhất trong nhóm kỹ sư của Musk là Edward Coristine (19 tuổi), hiện vẫn đang học đại học. Ngoài ra còn có Akash Bobba (21 tuổi), Ethan Shaotran (22 tuổi), Luke Farritor (23 tuổi), Gautier Cole Killian (24 tuổi). Người lớn tuổi nhất trong nhóm là Gavin Kliger (25 tuổi).

Nhiều nhà phê bình cho rằng những kỹ sư trẻ này, hầu hết vẫn đang học đại học hoặc có ít kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan chính phủ, có thể không có đủ trình độ cần thiết để giải quyết tình trạng kém hiệu quả của bộ máy chính quyền. Nhưng Musk đã lên tiếng bảo vệ, khẳng định rằng họ đại diện cho một số kỹ sư phần mềm hàng đầu thế giới.

Edward Coristine

Edward là sinh viên tại Đại học Northeastern ở Boston, từng thực tập tại Neuralink của Musk và được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Mặc dù còn trẻ, nhưng sự am hiểu về công nghệ và mã hóa đã giúp Edward trở thành người được tin tưởng giao trọng trách tại DOGE.

Akash Bobba

Akash Bobba. (Ảnh: BestDelegate)
Akash Bobba. (Ảnh: BestDelegate)

Hiện đang theo học tại Đại học California - Berkeley, Akash có sự kết hợp giữa học thuật và kinh nghiệm thực tế về công nghệ.

Akash từng thực tập tại Meta và Palantir. Nền tảng về kỹ thuật đầu tư và phân tích dữ liệu của Akash sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hợp lý hóa các hoạt động của chính phủ.

Ethan Shaotran

Ethan là người sáng lập Energize AI, một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo, và hiện là sinh viên năm cuối tại Đại học Harvard.

Chuyên môn của Ethan là điện toán và phương tiện tự động. Ethan cũng tham gia sâu vào các dự án của Musk, từng tham gia cuộc thi hackathon xAI.

Khả năng kết hợp AI với các vấn đề thực tế đã khiến Ethan trở thành một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực cải cách của chính phủ.

Luke Farritor

Luke Farritor. (Ảnh: X)
Luke Farritor. (Ảnh: X)

Là một cựu thực tập sinh tại SpaceX, Luke đã bỏ học tại Đại học Nebraska để làm việc cho doanh nhân Nat Friedman của Thung lũng Silicon.

Các kỹ năng AI đã được Luke thể hiện khi tham gia giải mã các cuộn giấy Vesuvius cổ đại. Khả năng giải quyết các thách thức phức tạp khiến Luke trở thành một trong những thành viên dày dạn kinh nghiệm nhất của nhóm kỹ sư.

Gautier Cole Killian

Gautier tốt nghiệp Đại học McGill và từng làm việc tại Jump Trading, nên đã quá quen với những giao dịch có tần suất lớn.

Mặc dù hiện là "tình nguyện viên" của DOGE, nhưng nền tảng về thuật toán và thị trường tài chính có thể giúp Gautier tạo ra những thay đổi lớn trong cách quản lý quỹ của chính phủ.

Gautier Cole Killian. (Ảnh: Instagram)
Gautier Cole Killian. (Ảnh: Instagram)

Gavin Kliger

Gavin, người lớn tuổi nhất trong nhóm, có vai trò độc đáo trong DOGE. Tốt nghiệp Đại học Berkeley, Gavin không còn xa lạ với những quyết định quan trọng và vai trò lãnh đạo.

Gavin Kliger. (Ảnh: substack.com)
Gavin Kliger. (Ảnh: substack.com)

Việc Gavin sẵn sàng từ bỏ mức lương bảy con số để tham gia sứ mệnh của Musk cho thấy sự cống hiến của Gavin cho việc cải cách các hệ thống chính phủ.

Theo Minh Hạnh (TPO/Nguồn Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.