Đánh sập hầm khai thác thiếc trái phép dài hàng trăm mét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 18-1, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức truy quét, triệt phá hầm khai thác thiếc trái phép tại khu vực Núi Cao, thuộc Tiểu khu 142, xã Đạ Sar.
 

 

Từ sáng sớm, đoàn liên ngành khoảng 50 công an, công binh, kiểm lâm, dân quân… đã có mặt tại khu vực Núi Cao để chuẩn bị công tác giải tỏa. Sau khi cài đặt, lực lượng chuyên môn đã kích nổ 200 kg thuốc nổ, đánh sập hai hầm khai thác thiếc trái phép; trong đó, một hầm thiếc có chiều dài khoảng 200m ăn sâu vào lòng núi, một hầm khác dài khoảng 70 mét.

Cơ quan chức năng cũng phá hỏng một số máy móc, thiết bị và xử lý các lán trại của những nhóm khai thác thiếc trái phép dựng lên. Trước đó, để chuẩn bị cho đợt truy quét, lực lượng dân quân, công an, kiểm lâm… địa phương đã túc trực hai đêm tại khu vực trên, đề phòng nhóm khai thác thiếc trái phép quay lại thu dọn máy móc và cản trở lực lượng chức năng.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Sử Thanh Hoài, đây là đợt truy quét và sử dụng thuốc nổ lớn nhất trong những lần triệt phá hầm khai thác thiếc trái phép thời gian gần đây nhằm phá sập hoàn toàn để ngăn chặn những nhóm khai thác thiếc trái phép quay lại hoạt động.

Khu vực Núi Cao địa bàn hiểm trở, trước đây có một doanh nghiệp được cấp phép tiến hành thăm dò khoáng sản nhưng sau đó đã bị tạm ngưng. Lợi dụng khu vực rừng núi vắng vẻ, nhiều băng nhóm khai thác thiếc trái phép bắt đầu hoành hành, đưa máy móc và hàng chục lao động đến hoạt động.

Thực trạng này đã gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường trên địa bàn. Thời gian gần đây, huyện Lạc Dương liên tục mở các đợt truy quét, giải tỏa bãi khai thác thiếc trái phép nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nguyễn Dũng (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null