Dân tộc nào có dân số đông nhất Tây Nguyên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên là đông dân số nhất.
Dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đông dân số nhất
Hỏi: Dân tộc thiểu số nào có dân số đông nhất Tây Nguyên?
A. Thái
B. Gia Rai
C. Xê Đăng
D. Ê Đê
Đáp án: B. Gia Rai
Người Gia Rai (hay JRai) là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía bắc tỉnh Đăk Lăk. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, cộng đồng này có trên 411.000 người, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Tây Nguyên.
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn), trưởng làng và các bô lão có uy tín lớn, giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể. Mỗi làng có một mái nhà rông cao vút là nơi diễn ra nhiều nghi thức cộng đồng, sinh hoạt văn hóa (Ảnh: Du lịch dân tộc Việt Nam).
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn), trưởng làng và các bô lão có uy tín lớn, giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể. Mỗi làng có một mái nhà rông cao vút là nơi diễn ra nhiều nghi thức cộng đồng, sinh hoạt văn hóa (Ảnh: Du lịch dân tộc Việt Nam).
Chế độ gia đình người Gia Rai
Hỏi:
Gia đình người Gia Rai theo chế độ gì?
A. Mẫu hệ
B. Phụ hệ
C. Song hệ
D. Không phân biệt tử hệ
Đáp án:
A. Mẫu hệ
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc kết hôn. Khi cô gái có tình ý với ai đó, gia đình sẽ nhờ người mai mối đến nhà trai hỏi ý. Nếu được chấp thuận, nhà gái sẽ đưa sang một vòng tay cầu hôn, chọn ngày, chuẩn bị lễ vật rồi tổ chức đám cưới.
Sau lễ cưới, chàng trai người Gia Rai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái người Gia Rai đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn.
Lễ cưới của người dân tộc Gia Rai (Ảnh: Lao động).
Lễ cưới của người dân tộc Gia Rai (Ảnh: Lao động).
Cách dựng nhà khác biệt của người Gia Rai
Hỏi:
Cách dựng nhà sàn của người Gia Rai có điểm gì đặc biệt?
A. Dùng 100 cây đinh sắt
B. Dùng 100 dây thép
C. Dùng 100 thanh gỗ
D. Không dùng bất cứ kim loại nào
Đáp án:
D. Không dùng bất cứ kim loại nào
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nét độc đáo trong dựng nhà của người Gia Rai là "không dùng đến một chiếc đinh sắt hay dây kim loại". Khi làm nhà mới hay sửa chữa, kể cả nhà ở và nhà rông, người dân không dùng cưa hay đục mà sử dụng duy nhất chiếc búa có lưỡi ở cả hai đầu, lưỡi to dùng để chặt, vạc; lưỡi nhỏ để đục, dùi lỗ...
Tất cả chỗ nối trong khung nhà được cắt mộng mang cá hoặc mộng vuông có níu móc để không bị xê dịch; kèo nối vào đầu cột ngoài mộng rồi dùi lỗ để xỏ qua bằng then gỗ. Để chắc chắn hơn, người Gia Rai dùng sợi me vóc (mây rừng) chẻ ra bỏ ruột, tuốt nhẵn cột kiểu nút xoắn chéo nhiều lớp tạo thành múi rất đẹp. Nhà lớn hay nhỏ người ta đều dựng hướng một bên hông phía mặt trời mọc (phía Đông) (Ảnh: Du lịch VTV).
Tất cả chỗ nối trong khung nhà được cắt mộng mang cá hoặc mộng vuông có níu móc để không bị xê dịch; kèo nối vào đầu cột ngoài mộng rồi dùi lỗ để xỏ qua bằng then gỗ. Để chắc chắn hơn, người Gia Rai dùng sợi me vóc (mây rừng) chẻ ra bỏ ruột, tuốt nhẵn cột kiểu nút xoắn chéo nhiều lớp tạo thành múi rất đẹp. Nhà lớn hay nhỏ người ta đều dựng hướng một bên hông phía mặt trời mọc (phía Đông) (Ảnh: Du lịch VTV).
Hỏi:
Nhà mồ của người Gia Rai có nét đặc trưng gì?
A. Có rất nhiều tượng gỗ
B. Có rất nhiều tượng đồng
C. Có rất nhiều tượng gỗ hình trai gái giao hoan
D. Không có tượng gì
Đáp án:
C. Có rất nhiều tượng gỗ hình trai gái giao hoan
Tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho biết, thông thường quanh mỗi nhà mồ người Gia Rai có 27 tượng gỗ nhô lên nối tiếp liền với những cột chính, để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn nhỏ dựng thành hàng rào.
Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết. Nội dung tượng gỗ phong phú, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người dân tộc Gia Rai, đặc biệt là thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một cuộc sống ở bên kia thế giới qua hình ảnh nam nữ giao hoan.
Nhà mồ của dân tộc Gia Rai (Ảnh: Hà Nội mới).
Nhà mồ của dân tộc Gia Rai (Ảnh: Hà Nội mới).
Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cho cha mẹ
Hỏi:
Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cha mẹ khi nào?
A. Khi cha mẹ còn sống
B. Khi cha mẹ đã qua đời
C. Khi cha mẹ đau ốm
D. Khi cha mẹ còn sống và người con đã lập gia đình
Đáp án:
D. Khi cha mẹ còn sống và người con đã lập gia đình
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người con dân tộc Gia Rai sau khi lập gia đình, việc phấn đấu đầu tiên không phải xây được căn nhà to hay mua được xe đắt tiền mà là chuẩn bị tài sản để làm lễ Tạ ơn cha mẹ mình trước dân làng, người thân quen. Đây là nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc của cộng đồng.
Để tạ ơn công sinh dưỡng của cha mẹ, những cặp vợ chồng Gia Rai sẽ cố gắng nuôi thật nhiều lợn, gà để giết thịt làm vật cúng. Lễ cúng thường được tổ chức vào tiết nông nhàn, sau lễ mừng lúa mới (Ảnh: Báo Đăk Lăk).
Để tạ ơn công sinh dưỡng của cha mẹ, những cặp vợ chồng Gia Rai sẽ cố gắng nuôi thật nhiều lợn, gà để giết thịt làm vật cúng. Lễ cúng thường được tổ chức vào tiết nông nhàn, sau lễ mừng lúa mới (Ảnh: Báo Đăk Lăk).
Nguyễn Trang  (Thời Đại)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null