Đầm sen của chàng trai 9x Quảng Bình hút khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người đang tìm về đầm sen làng Tả Phan (Quảng Bình) để chụp lại những bức ảnh với loài quốc hoa, thưởng thức các sản phẩm làm từ hoa sen ngay tại vườn.

Cách TP.Đồng Hới 15km, đầm sen làng Tả Phan tọa lạc tại xã Duy Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình) những ngày qua đang trở thành địa điểm được nhiều người tìm đến để chụp ảnh, và thưởng thức những sản phẩm làm từ hoa sen.

Đầm sen làng Tả Phan cách TP.Đồng Hới khoảng 15km. Ảnh: Bá Cường

Đầm sen làng Tả Phan cách TP.Đồng Hới khoảng 15km. Ảnh: Bá Cường

Để tránh thời tiết nóng nực kéo dài suốt nhiều ngày qua, người dân Quảng Bình ngoài chọn những khu vui chơi mát mẻ như suối, biển... còn tìm đến đầm sen làng Tả Phan để chụp ảnh, hóng làn gió mát giữa ruộng đồng và thưởng thức ly trà sen đậm đà.

Rất nhiều chị em phụ nữ tìm về đầm sen để chụp ảnh với trang phục truyền thống. Ảnh: Bá Cường

Rất nhiều chị em phụ nữ tìm về đầm sen để chụp ảnh với trang phục truyền thống. Ảnh: Bá Cường

Những bông sen được nhập giống từ Huế đang nở rộ trên vùng quê Quảng Bình. Ảnh: Bá Cường

Những bông sen được nhập giống từ Huế đang nở rộ trên vùng quê Quảng Bình. Ảnh: Bá Cường

Đầm sen Tả Phan được trồng với diện tích 3,5 ha, nằm ở trung tâm của làng, đây là mô hình khởi nghiệp của chàng trai 9x từng có thời gian làm việc ở Nga, sau đó quay về trồng sen, ấp ủ ước mơ mở một địa điểm du lịch sinh thái, bán các sản phẩm được trồng tại quê nhà.

Chị Nhi cũng chọn đầm sen là nơi ghi lại những bức ảnh với tà áo dài truyền thống. Ảnh: Bá Cường

Chị Nhi cũng chọn đầm sen là nơi ghi lại những bức ảnh với tà áo dài truyền thống. Ảnh: Bá Cường

Mỗi vé vào cổng có giá 20.000 đồng/người, tại đây, ngoài việc được thoải mái, tự do ghi lại những bức hình với "biển sen" bao la, khách hàng còn có thể mua hoa để trang trí với giá 7.000 đồng/cây.

Chủ đầm sen là anh Lê Duy Trinh (27 tuổi, xã Duy Ninh, H.Quảng Ninh) còn tự tay làm thêm món trà sen, phục vụ khách hàng thưởng thức trà ngay tại vườn.

Trà sen được anh Trinh bọc lại trong một búp hoa sen, trà cũng được chính tay anh Trinh chế biến. Ảnh: Bá Cường

Trà sen được anh Trinh bọc lại trong một búp hoa sen, trà cũng được chính tay anh Trinh chế biến. Ảnh: Bá Cường

"Ngoài trồng sen với mong muốn làm du lịch, tôi còn bán thêm hạt sen, trà sen, lá sen... để khách hàng có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm làm từ loài quốc hoa này. Sen ở đây đều được trồng hữu cơ, nên các sản phẩm đều đảm bảo an toàn", anh Trinh nói.

Uống trà, ngắm sen, hóng gió với khung cảnh phía xa là những cột điện gió đang quay. Ảnh: Bá Cường

Uống trà, ngắm sen, hóng gió với khung cảnh phía xa là những cột điện gió đang quay. Ảnh: Bá Cường

Xế chiều là thời điểm đẹp nhất tại đầm sen làng Tả Phan. Ảnh: Bá Cường

Xế chiều là thời điểm đẹp nhất tại đầm sen làng Tả Phan. Ảnh: Bá Cường

Đầm sen làng Tả Phan hiện tại phục vụ chủ yếu vào thời điểm sáng sớm và buổi chiều, theo anh Trinh, có những ngày khách hàng vừa ngồi uống trà, hóng gió, trò chuyện cho đến đêm khuya mới chịu quay trở về vì ở đây không khí mát mẻ, trong lành.

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.