Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là một trong những Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2024.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 36/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2024.

Thông báo nêu: Công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức do biến động nhanh, phức tạp, đa chiều, đan xen từ bối cảnh thế giới và khu vực. Xung đột địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, lạm phát vẫn neo ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng, nợ công toàn cầu tăng mạnh, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác động của nhiều yếu tố về kinh tế, xung đột địa chính trị, chiến tranh. Giá một số mặt hàng chiến lược, nguyên vật liệu thiết yếu cho sản xuất trên thị trường trong nước có một số thời điểm biến động tăng cao. Thị trường xăng dầu thế giới tuy ít biến động mạnh và ở nền giá thấp so với năm 2022 nhưng vẫn diễn biến phức tạp, khó dự báo. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai làm giảm nguồn cung một số mặt hàng nông sản thiết yếu như lương thực.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế; ban hành kịp thời, linh hoạt các chính sách tài khóa như hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Các Bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa đối với những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm cùng với các chính sách khác, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25%. Đồ họa nguồn TTXVN/Vietnam+

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25%. Đồ họa nguồn TTXVN/Vietnam+

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, nằm trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Kết quả này thể hiện nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực triển khai các giải pháp để kiểm soát lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực.

Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Một số bộ, ngành chưa chủ động và quyết liệt trong việc đề xuất phương án giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo lộ trình thị trường. Công tác kiểm tra, kiểm soát niêm yết, công khai giá, bảo đảm cung ứng một số hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường có lúc, có nơi còn chậm. Một số vấn đề liên quan đến các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cần tiếp tục cải thiện, bảo đảm kịp thời, linh hoạt, chủ động và tạo dư địa trong công tác điều hành, hạn chế tác động tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2024 tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân từ 4,0-4,5%

Năm 2024, dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá, tình hình kinh tế, địa-chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm. Giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự đoán. Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm song vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế tiếp tục duy trì chính sách tài chính, tiền tệ thận trọng. Trong nước, năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9-11-2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 yêu cầu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân từ 4,0-4,5%.

Bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội, công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024 cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại, hạn chế của năm 2023. Công tác phân tích, dự báo cần bám sát diễn biến tình hình thực tiễn; chủ động rà soát, phân tích, đánh giá kỹ, thận trọng các yếu tố tác động để chủ động phương án, kịch bản và các giải pháp điều hành giá trong năm 2024, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực...; bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng; khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giá, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm triển khai thi hành đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, không để khoảng trống pháp luật khi Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.

Các Bộ, ngành, địa phương chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23-11-2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Đồng thời, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế: các bộ, ngành, địa phương, nhất là các Bộ: Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế chủ động tính toán, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá kỹ tác động, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, kịp thời thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến (ảnh tư liệu).

Trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến (ảnh tư liệu).

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa

Các Bộ, ngành, địa phương bám sát, thực hiện hiệu quả, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá tại các cuộc họp định kỳ Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Trong đó, theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để chủ động có giải pháp ứng phó phù hợp. Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị, bảo đảm nguồn cung năng lượng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Kịp thời phát hiện những biến động bất thường liên quan đến nguồn cung các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, vật liệu xây dựng và những mặt hàng tác động lớn đến CPI, chủ động có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.

Đối với các mặt hàng cụ thể: các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để kịp thời có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động dự báo, có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải…, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Bên cạnh đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, kiểm tra thị trường cung cầu theo quy định của pháp luật; công khai thông tin về giá. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, bảo đảm cung cầu hàng hóa thiết yếu, kiểm soát lạm phát; xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin sai lệch sự thật, gây hoang mang trong dư luận. Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin chính xác, chính thống về tình hình giá cả các mặt hàng trong phạm vi quản lý để kịp thời truyền tải đến người dân và kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Bộ Tài chính-Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá theo dõi, nắm bắt tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung; tiếp tục cập nhật diễn biến tình hình giá cả trong các tháng trước và sau Tết để hoàn thiện, điều chỉnh các kịch bản điều hành giá cho phù hợp, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo để tham mưu Thủ tướng Chính phủ về công tác điều hành giá; tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp và các nội dung nêu trên, hoàn thiện Báo cáo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, trong đó bổ sung đầy đủ các nội dung đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2023, các giải pháp, nhiệm vụ cần tập trung, làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, bảo đảm thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.