Đak Pơ: Triển khai mô hình "Nuôi heo trên đệm lót sinh học"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đak Pơ Đinh Văn Thanh cho hay, đơn vị này vừa triển khai thực hiện mô hình “Nuôi heo trên đệm lót sinh học” cho 6 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã Phú An và Hà Tam.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. Ảnh: Hồng Thi
Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. Ảnh: Hồng Thi

Theo đó, mô hình bắt đầu được thực hiện từ đầu tháng 9-2015 với số lượng 60 con heo trên 90 m2 nền (mật độ nuôi trung bình 10 con/15 m2 nền). Tổng kinh phí thực hiện là 288 triệu đồng (trong đó, vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện hỗ trợ 45 triệu đồng, còn lại 243 triệu đồng người dân tự đóng góp).
    
Đệm lót để nuôi heo chứa một quần thể vi sinh vật tồn tại lâu dài, có khả năng phân giải chất hữu cơ, lên men tiêu hủy phân, nước tiểu, làm giảm khí độc và mùi hôi trong chuồng. Do đó, người nuôi không cần tắm rửa cho heo và vệ sinh chuồng trại; heo tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao.   

 

Hướng dẫn người dân làm chuồng và đệm lót theo đúng yêu cầu. Ảnh: Hồng Thi
Hướng dẫn người dân làm chuồng và đệm lót theo đúng yêu cầu. Ảnh: Hồng Thi

Hiện tại Trạm đã tiến hành tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ tham gia và một số hộ trong vùng; hướng dẫn các hộ xây dựng mới hoặc sửa chữa đảm bảo đúng yêu cầu và phối trộn chế phẩm, làm nền chuồng nuôi. Tham gia mô hình, người dân sẽ được hỗ trợ một số nguyên-vật liệu như: mùn cưa, trấu, chế phẩm sinh học, bột bắp, máng ăn tự động, núm uống nước, ống nước… cũng như tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho heo; riêng giống và thức ăn sẽ không được hỗ trợ.
    
Đây là mô hình nhằm hướng người dân đến việc bỏ dần tập quán chăn nuôi cũ, tiến tới việc chăn nuôi sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí trong chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt trên đàn vật nuôi.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.