Đắk Nông: Tranh giành đất, anh 62 tuổi đánh chết em gái ruột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 19.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Duy Tựa để điều tra về hành vi giết người. Tựa đánh chết em gái ruột của mình chỉ vì tranh chấp đất.

Trần Duy Tựa tại cơ quan công an. ẢNH: PHAN BÁ
Trần Duy Tựa tại cơ quan công an. ẢNH: PHAN BÁ
Theo kết quả điều tra ban đầu về vụ án mạng anh trai đánh chết em gái ruột, trước đó, Tựa (62 tuổi) có cho em gái mình là bà Trần Thị Tốt (55 tuổi, cùng trú xã Đắk Sin, H.Đắk R'lấp) mượn 3 sào đất và hứa sẽ cho luôn với điều kiện bà Tốt phải làm rẫy cho ông Tựa trong 3 năm.
Sau khi ông Tựa cho đất, bà Tốt làm nhà và trồng cây trên đất. Sau đó, ông Tựa đòi lại đất vì cho rằng bà Tốt đi làm thuê lấy tiền, ít làm rẫy cho nhà ông Tựa. Bà Tốt không đồng ý nên giữa hai người xảy ra mâu thuẫn và từ mặt nhau.
Bà Tốt đến nhà ông Tựa yêu cầu ông Tựa tách thửa sang nhượng đất cho mình nhưng ông Tựa không đồng ý. Bà Tốt đã nhờ chính quyền xã Đắk Sin giải quyết nhưng không thành.
Khoảng 17 giờ 30 ngày 15.3, sau khi đi làm rẫy về, ông Tựa nghĩ đến chuyện bà Tốt mượn đất mình không trả mà còn thách thức, chửi mình nên ông Tựa nảy sinh ý định giết bà Tốt để lấy lại 3 sào đất.
Đến 21 giờ cùng ngày, khi thấy bà Tốt đi ra ngoài về nhà thì ông Tựa lao ra dùng gậy gỗ đánh nhiều phát trúng vào đầu bà Tốt làm bà ngã xuống đất và tử vong. Sau đó, Tựa bỏ mặc nạn nhân rồi đi về nhà cho đến khi bị bắt giữ.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đang tiếp tục điều tra vụ anh trai đánh chết em gái ruột chỉ vì tranh chấp đất. 
Theo Phan Bá (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.