Đắk Nông: Thứ cây ra trái đặc sản này đưa lên đây trồng, ai ngờ ra trái quá trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với những ưu điểm về đất đai, khí hậu, thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có nhiều tiềm năng để phát triển cây măng cụt. Hiện nay, thành phố đang quy hoạch, định hướng hình thành vùng nguyên liệu măng cụt chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trang trại trồng cây măng cụt Gia Ân, xã Đắk Nia (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), là cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP). 
Nhờ đó, những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng sản phẩm măng cụt của trang trại này vẫn tiêu thụ khá tốt.
Năm nay, trang trại măng cụt hơn 10 ha tiếp tục được mùa, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Dự kiến, trang trại sẽ xuất bán ra thị trường khoảng 50-70 tấn măng cụt.
 
TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có nhiều lợi thế để phát triển cây măng cụt...
TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có nhiều lợi thế để phát triển cây măng cụt...
Với giá bán hiện nay đạt khoảng 80.000 đồng/kg, trang trại dự kiến có thu nhập gần 5 tỷ đồng (chưa trừ chi phí). Như vậy, mỗi ha măng cụt, trang trại thu về tầm 500 triệu đồng. Xét trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, mức thu nhập này thuộc diện cao nhất trong các loại cây trồng.
Theo ông Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân, việc đạt chứng nhận GlobalGAP là mấu chốt để tạo ra nhiều thuận lợi trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm măng cụt.
Thế nhưng, lợi thế lớn nhất vẫn là đất đai, thổ nhưỡng ở Gia Nghĩa rất phù hợp để phát triển cây măng cụt. Sản phẩm măng cụt ở Gia Nghĩa không thua kém so với các vùng khác trong cả nước, thậm chí có nhiều ưu điểm vượt trội.
Thành phố Gia Nghĩa có độ cao trung bình 600-700m so với mặt nước biển, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4 độ C. Đó đều là những điều kiện lý tưởng đối với cây măng cụt và nhiều loại cây ăn quả khác.
Cũng theo ông Đông, cây măng cụt trồng ở Gia Nghĩa không chỉ phát triển tốt mà còn tạo ra lợi thế cho khâu tiêu thụ. Ở miền Tây Nam Bộ, măng cụt thường vào vụ ở tháng 4 hằng năm.
Thế nhưng, măng cụt Gia Nghĩa có vụ kéo dài từ tháng 6 - 9 hằng năm. Điều này tạo lợi thế rất lớn trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Bởi vì, ở giai đoạn này, nguồn cung măng cụt trên thị trường không còn nhiều.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Gia Nghĩa, lợi thế tự nhiên là cơ sở để phát triển vùng sản xuất măng cụt trên địa bàn. Do đó, thành phố đang quy hoạch, định hướng phát triển một số vùng tập trung sản xuất măng cụt.
Trong đó, thành phố chọn hai vùng trọng điểm là xã Đắk Nia, Đắk R’moan để tạo ra vùng chuyên canh măng cụt. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tạo được vùng nguyên liệu măng cụt khoảng 300 ha, sản lượng từ 2.000-2.500 tấn/vụ.
Thành phố ưu tiên phát triển các chuỗi giá trị an toàn trong sản xuất măng cụt. Từ đó, tạo nguồn sản phẩm chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để xâm nhập vào các hệ thống siêu thị và thị trường thế giới.
 
Sản phẩm măng cụt Gia Ân (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và OCOP hạng 3 sao...
Sản phẩm măng cụt Gia Ân (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và OCOP hạng 3 sao...
Bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu, thành phố kêu gọi, hỗ trợ đầu tư các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm măng cụt. Việc xây dựng các mô hình sản xuất măng cụt gắn với du lịch trải nghiệm, canh nông là điều mà thành phố khuyến khích, ưu tiên trong thời gian tới.
Cùng với các sản phẩm trái cây khác trên địa bàn, Gia Nghĩa quyết tâm đưa măng cụt thành cây chủ lực, có đóng góp lớn vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Hồng Thoan (Báo Đắk Nông)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.