Đắk Lắk: Vừa tái đàn 1 ngày lợn đã ốm chết, huyện công bố dịch tả lợn châu Phi "tái xuất"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 31/8, UBND huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) vừa ban hành quyết định công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện.
Theo UBND huyện Cư M'gar, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại địa phương từ ngày 17/8. Các vùng có dịch là xã Ea Tar, Quảng Tiến, Ea M’nang và thị trấn Quảng Phú.
Được biết, cuối tháng 4/2019, huyện Cư M'gar chính thức công bố hết dịch tả lợn Châu Phi. Ngày 17/8, dịch đã khởi phát trên đàn lợn rừng lai 4 con của một hộ dân tại xã Ea Tar, huyện Cư M'gar.
 
Tái đàn chưa được 1 ngày, đàn lợn của bà Liên đã có biểu hiện sốt, bỏ ăn. (Ảnh: PL)
Tái đàn chưa được 1 ngày, đàn lợn của bà Liên đã có biểu hiện sốt, bỏ ăn. (Ảnh: PL)
Theo bà Phạm Thị Liên, đại diện một hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm bệnh tại ở Quảng Tiến, vào ngày 19/8, hộ này có mua 2 con lợn giống và 2 con lợn nái nặng gần 3 tạ của một người dân tại huyện Cư M'gar với giá gần 20 triệu đồng để tái đàn. Chỉ qua ngày hôm sau, toàn bộ số lợn bị sốt, bỏ ăn.
Sau khi Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Cư M'gar đến lấy mẫu xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với virus tả lợn Châu Phi, chính quyền huyện đã tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh và vệ sinh môi trường, phun thuốn khử trùng, tiêu độc cho các khu vực xung quanh.
Theo thống kê, tính đến hiện tại, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy tại huyện Cư M’gar với 71 con heo mắc bệnh, trọng lượng phải tiêu hủy hơn 2.700 kg.
 
Cán bộ thú y xã Quảng Tiến, huyện Cư M'gar hướng dẫn người dân khử trùng, tiêu độc chuồng trại. (Ảnh: PL)
Cán bộ thú y xã Quảng Tiến, huyện Cư M'gar hướng dẫn người dân khử trùng, tiêu độc chuồng trại. (Ảnh: PL)
Xác định nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát, ông Phạm Quang Mười - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cư M'gar cho rằng, một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang đẩy mạnh tái đàn mà con giống lại chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, tại địa bàn giáp ranh xã Ea M'nang của huyện Cư M'gar với xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn) thường diễn ra việc vận chuyển heo từ huyện Cư M'gar về cung ứng cho điểm giết mổ tập trung ở huyện Buôn Đôn. 
Trong khi đó, các phương tiện vận chuyển qua lại không được phun độc khử trùng thường xuyên, đây cũng có thể là nguồn lây dịch trong thời gian vừa qua.
Chiều 31/8, theo Quyết định về việc công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện Cư M'gar đã đưa ra một số quy định nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan.
Cụ thể, việc thực hiện việc vận chuyển, giết mổ lợn trong vùng dịch theo qui định tại Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 7/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ. 
Đồng thời, UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan liên quan và địa phương các xã, thị trấn khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống và khống chế dịch bệnh, bảo đảm môi trường chăn nuôi.
Phòng NN-PTNT, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nơi có ổ dịch, các địa bàn thuộc vùng bị dịch uy hiếp thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng dập dịch, không để lây lan diện rộng.
Riêng các địa phương chưa có dịch, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch, sớm phát hiện ổ dịch khi mới phát sinh, kịp thời khoanh vùng, cách ly, khống chế.
Theo Phạm Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.