Đắk Lắk: Trưng dụng Trường Chính trị tỉnh làm khu cách ly tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk được trưng dụng làm khu cách ly tập trung của tỉnh để đón nhận, cách ly theo quy định người dân tạm trú tại các tỉnh phía nam về địa phương.
 
Người dân tại điểm tập trung ở Bình Dương trong sáng 15.8 chuẩn bị được đón về Đắk Lắk. Ảnh: Tỉnh Đoàn Đắk Lắk
Người dân tại điểm tập trung ở Bình Dương trong sáng 15.8 chuẩn bị được đón về Đắk Lắk. Ảnh: Tỉnh Đoàn Đắk Lắk
Ngày 15.8, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ra quyết định trưng dụng Trường Chính trị tỉnh (ở P.Tân Hòa, TP.Buôn Ma Thuột) làm khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh.
Theo đó, khu cách ly được đưa vào hoạt động từ hôm nay (15.8), tiếp nhận, cách ly tập trung đối với những trường hợp là công dân trên địa bàn tỉnh và những người đến tỉnh thuộc đối tượng phải cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế và UBND tỉnh Đắk Lắk.
Hiện tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Đắk Lắk đều có khu cách ly tập trung, với số lượng đang được cách ly phòng dịch Covid-19 là 2.266 người. Tính tổng cộng đến sáng 15.8, Đắk Lắk có 509 ca nhiễm Covid-19; trong đó 433 ca đang điều trị, 75 ca đã khỏi bệnh, 1 ca tử vong.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, hôm qua 14.8, đoàn công tác của tỉnh do lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm trưởng đoàn đã xuất phát đến Bình Dương để đón các công dân của tỉnh đang gặp khó khăn tại đây có nhu cầu trở về địa phương.
Tỉnh Đắk Lắk đã bố trí 22 xe, với sự hỗ trợ phương tiện và chi phí vận chuyển của Công ty CP xe khách Phương Trang, để chuyên chở người dân trở về.
Sau đợt đón công dân tại TP.HCM (ngày 10.8) và Bình Dương (15.8), theo kế hoạch, Đắk Lắk sẽ tiếp tục đón người dân của tỉnh tạm trú tại Đồng Nai và Tây Ninh trong các ngày 20 và 25.8.
Người dân được đón về phải có kết quả test nhanh Covid-19 âm tính. Dự kiến sau khi trở về Đắk Lắk, người dân sẽ được xét nghiệm RT-PCR và cách ly tập trung tại Trường Chính trị tỉnh và một số khu cách ly tập trung khác tại các địa phương trong tỉnh.
Theo Trung Chuyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.