Đắk Lắk: TP.Buôn Ma Thuột sẽ xét nghiệm Covid-19 diện rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước việc xuất hiện nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây, TP.Buôn Ma Thuột thông báo sẽ triển khai xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng.
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại thôn 6, xã Cư Êbur. Ảnh: Kim Oanh
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại thôn 6, xã Cư Êbur. Ảnh: Kim Oanh
Ngày 25.8, UBND TP.Buôn Ma Thuột cho biết đã ban hành thông báo về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn; đánh giá diễn biến dịch ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao, trong 10 ngày gần đây số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng.
Theo UBND TP.Buôn Ma Thuột, trên địa bàn vừa xuất hiện các ổ dịch có chùm ca bệnh tại P.Thành Nhất; thôn 6 và thôn 7 thuộc xã Cư Êbur. Đa số các ca bệnh, ổ dịch này đều chưa rõ nguồn lây nên khả năng có F0 trong cộng đồng và nguy cơ lây nhiễm bùng phát dịch rất cao.
“Để công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, sớm truy tìm nguồn lây và các ca bệnh còn trong cộng đồng, UBND TP.Buôn Ma Thuột sẽ triển khai xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng, toàn dân trên địa bàn thành phố theo hình thức test nhanh kháng nguyên trong thời gian tới. Đồng thời triển khai các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh”, văn bản của UBND TP.Buôn Ma Thuột nêu rõ.
Trong ngày 25.8, cơ quan y tế xác định 16 ca dương tính Covid-19 tại thôn 7, xã Cư Êbur. Như vậy, trong vòng 4 ngày, TP.Buôn Ma Thuột đã phát hiện 2 ổ dịch tại thôn 6 và thôn 7 xã Cư Êbur với 30 ca nhiễm Covid-19.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, đến 16 giờ ngày 25.8, toàn tỉnh này ghi nhận 847 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, các địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất là H.Krông Búk (128 ca), TP.Buôn Ma Thuột (121 ca).
Cũng trong ngày 25.8, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột và H.Krông Búk từ 18 giờ ngày 26.8 đến khi có thông báo mới.
Theo Trung Chuyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.