Đắk Lắk thiếu thuốc, thiết bị y tế trong khi số ca mắc Covid-19 tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp, số ca tăng nhanh nhưng lại đang thiếu thuốc, trang thiết bị y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Chiều 25-10, bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết bệnh viện đang thiếu hụt nghiêm trọng thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
 
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nơi đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng nhưng đang thiếu thuốc, vật tư y tế
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nơi đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng nhưng đang thiếu thuốc, vật tư y tế
Theo bác sĩ Phong, nhiều loại thuốc hiện nay rất khan hiếm, khó mua được trong khi công tác đấu thầu vẫn chưa triển khai xong. "Bệnh viện là tuyến cuối, nhận nhiều ca Covid-19 nặng, có bệnh nền. Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân" - bác Phong lo ngại.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang cần bổ sung nguồn nhân lực cho 90 giường và nguồn dự phòng nếu mở rộng quy mô lên đến 500 giường bệnh điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Do đó, bệnh viện đang vừa phải làm công tác điều trị vừa phải đào tạo tại chỗ để nhóm bác sĩ nội, ngoại, sản, nhi có thể thực hiện được hồi sức, kịp thời cứu chữa bệnh nhân Covid-19, hạn chế ca tử vong.
Còn theo bác sĩ Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, huyện đang thiếu hụt kit test nhanh Covid-19 và nhiều vật tư y tế khác. Trong khi đó, việc xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR cũng cầm chừng, không đáp ứng nhu cầu thực tế, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo Sở Y tế Đắk Lắk, việc thực hiện Thông tư 14 ngày 10-7-2020 của Bộ y tế, những mặt hàng được công bố trên trang web chính thống của Bộ sẽ được tham khảo giá theo giá được công bố. Đối với những hàng hóa thông thường hay những hàng hóa chưa được phân nhóm phải có 3 báo giá của 3 công ty khác nhau.
Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định giá, cũng lấy thêm 3 báo giá nữa, như vậy tổng cộng phải có tất cả 6 báo giá cho 1 mặt hàng. Việc này mất khá nhiều thời gian và gây khó khăn, trong khi cần mua gấp phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.
Bên cạnh đó, hiện nhiều vật tư y tế mua được rất ít như khẩu trang N95, quả lọc máu liên tục, gạc cầm máu... Một số thuốc đã đấu thầu theo quy định nhưng các nhà cung ứng không kịp thời do tình hình dịch bệnh Covid-19. Việc cung ứng các loại vật tư, linh kiện thay thế cũng hết sức khó khăn dẫn đến khi sửa chữa máy móc thiết bị chậm trễ.
"Đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Bộ Y tế, Chính phủ phân bổ thuốc điều trị cho tỉnh một cách kịp thời để giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tử vong. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị cấp bổ sung ngay một số trang thiết bị cần thiết như 10 máy lọc máu và 10 máy thở chức năng cao" - lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk thông tin.
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.