Đắk Lắk phủ sóng vaccine phòng Covid-19 hơn 80% dân số vào giữa tháng 11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến giữa tháng 11.2021, ngành y tế tỉnh này sẽ phủ sóng vaccine phòng COVID-19 cho hơn 80% dân số.

Lực lượng y tế TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: B.T
Lực lượng y tế TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: B.T
Ngày 11.3, trao đổi với Lao Động, ông Trịnh Quang Trí - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk thông tin, hiện địa phương đã nhận của trung ương khoảng 1,2 liều vaccine. Tuy nhiên, phần lớn vaccine phòng COVID-19 đều mới nhận về nên CDC Đắk Lắk chỉ đạo tất cả các đơn vị tiêm chủng khẩn trương hoàn thành tiêm vaccine cho người dân vào giữa tháng 11 này.
"Đến ngày 10.11, dự kiến sẽ có 12% người dân tiêm đủ 2 mũi. Khoảng 70% người dân sẽ được tiêm 1 mũi. Đạt được mục tiêu như vậy đã là quá tốt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay", ông Trí nhấn mạnh.

Người dân TP.Buôn Ma Thuột xếp hàng chờ tiêm vaccine. Ảnh: B.T
Người dân TP.Buôn Ma Thuột xếp hàng chờ tiêm vaccine. Ảnh: B.T
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch UBND huyện Ea Súp: Địa phương là huyện vùng biên của tỉnh Đắk Lắk,  nhiều người người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện, chỉ mới có khoảng 10% dân số ở huyện mới được tiêm vaccine phòng COVID-19 (tính cả mũi 1 lẫn 2). Cả Ea Súp có hơn 70.000 dân, tỉ lệ phủ sóng vaccine như vậy là khá thấp. 
Tuy nhiên, có thể trung ương đã bổ sung thêm vaccine và huyện cũng đang tổ chức tiêm phòng cho dân nên chưa cập nhật thêm số liệu mới.
"Ngoài ra, khó khăn lớn nhất mà chính quyền đang gặp phải ngoài việc chưa có vaccine là thiếu hụt lực lượng y tế tiêm chủng cho bà con. Chính vì vậy, địa phương cần tỉnh bổ sung thêm lực lượng hoặc phải chủ động huy động thêm bộ đội, công an tại chỗ để hỗ trợ bởi thời gian bảo quản vaccine có hạn nên phải tranh thủ", ông Nhiệm cho biết. 
Ông Vũ Văn Hưng - Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột - cho hay, đến hết ngày 5.11, dân cư trên 18 tuổi ở thành phố đều sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1. Quá trình tiêm vaccine lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn vì người dân tập trung đông đúc, không đảm bảo khoảng cách an toàn trong mùa dịch, đặc biệt là các khu vực đông đồng bào dân tộc thiểu số. Lực lượng chức năng buộc phải dừng tiêm chủng để xử lý ổn thỏa. 

Ngày 5.11, TP.Buôn Ma Thuột sẽ hoàn tất việc tiêm vaccine mũi 1 cho 100% dân số. Ảnh: B.T
Ngày 5.11, TP.Buôn Ma Thuột sẽ hoàn tất việc tiêm vaccine mũi 1 cho 100% dân số. Ảnh: B.T
Riêng ở huyện Krông Búk, 100% dân số trong độ tuổi tiêm chủng đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Tại một số ổ dịch phức tạp, CDC Đắk Lắk đã phân bổ, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine nhằm ngăn chặn chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong 24h qua, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận thêm 170 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 42 ca nhiễm trong cộng đồng (TP.Buôn Ma Thuột có 31 ca). Từ cuối tháng 4 đến nay, địa phương này có 4.566 ca nhiễm bệnh, trong đó có 2.248 người đã khỏi bệnh và 26 trường hợp tử vong.
Theo CDC Đắk Lắk: Dự kiến trong tháng 11, tỉnh sẽ triển khai tiêm vaccine với nhóm đối tượng từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn với khoảng 200.000 em, theo thứ tự ưu tiên. 
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.