Đắk Lắk: Người dân TP. Buôn Ma Thuột sẽ được phát phiếu đi chợ 3 ngày/lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 27/7, ông Đoàn Ngọc Thượng - Phó Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, thành phố sẽ tiến hành phát phiếu đi chợ cho người dân trên địa bàn kể từ ngày 29/7 đến ngày 7/8.
Theo đó, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường khẩn trương phát hành và cấp thẻ đi chợ (đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua lương thực, thực phẩm) cho nhân dân trên địa bàn với tần suất suất 3 ngày đi chợ 1 lần để mua sắm các hàng hóa thiết yếu, bảo đảm luân phiên giữa các hộ gia đình.

Người dân TP.Buôn Ma Thuột sẽ được phát phiếu đi chợ 3 ngày/lần . Ảnh: Ngọc Giàu
Người dân TP.Buôn Ma Thuột sẽ được phát phiếu đi chợ 3 ngày/lần . Ảnh: Ngọc Giàu
Theo đó người dân tự điền thông tin vào thẻ trước khi vào chợ và đảm bảo thẻ tên người nào thì người đó đi, không cử người khác đi thay.
Thẻ vào chợ có giá trị sử dụng 1 lần/1 chợ bất kỳ trên địa bàn.
Bắt đầu từ ngày 27/7, cơ quan chức năng sẽ tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến người dân, trong ngày 28/7 phải phát xong thẻ.
Từ ngày 29/7 các đơn vị căn cứ để xử lý những trường hợp ra khỏi nhà không có lý do chính đáng hoặc đi chợ không có thẻ.

TP.Buôn Ma Thuột sẽ cấp thẻ đi chợ (đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua lương thực, thực phẩm) cho nhân dân trên địa bàn với tần suất 3 ngày đi chợ 1 lần để mua sắm hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Ngọc Giàu
TP.Buôn Ma Thuột sẽ cấp thẻ đi chợ (đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua lương thực, thực phẩm) cho nhân dân trên địa bàn với tần suất 3 ngày đi chợ 1 lần để mua sắm hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Ngọc Giàu
UBND các xã, phường bố trí lực lượng trực chốt trước các cổng chợ (quy định cổng vào, cổng ra). Người dân đi chợ thực hiện rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt ở cổng vào, sau đó đến bàn đăng ký, nộp thẻ vào chợ và khai báo y tế để vào chợ.
Các tiểu thương kinh doanh tại chợ trong thời gian thực hiện giãn cách chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và phải có sổ nhật ký bán hàng. Trong đó ghi đầy đủ thông tin khách hàng: Họ tên, số điện thoại, thời điểm giao dịch (giờ, phút, ngày, tháng, năm); khuyến khích các tiểu thương thực hiện kinh doanh bằng hình thức trực tuyến.

Lượng người mua hàng tại các trung tâm mua sắm tăng đột biến. Ảnh: Ngọc Giàu
Lượng người mua hàng tại các trung tâm mua sắm tăng đột biến. Ảnh: Ngọc Giàu
Bên cạnh đó, UBND các phường, xã cung cấp số điện thoại đường dây nóng và tuyên truyền rộng rãi để người dân biết, khi có nhu cầu đi lại cấp thiết liên hệ trước với UBND phường, xã để được hướng dẫn cấp giấy đi lại.
Các cửa hàng tiện lợi không đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, các chợ tự phát, buôn bán vỉa hè, cửa hàng tạp hóa, buôn bán tự phát tại hộ gia đình tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo cho phép hoạt động trở lại. 
Theo Ngọc Giàu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null