Đắk Lắk: Mời chuyên gia từ Nam Phi, Hà Lan để hỗ trợ cứu voi rừng bị thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk vừa có phương án cùng chuyên gia nước ngoài hỗ trợ để cứu hộ, điều trị vết thương tái phát của một voi rừng bị thương.
Chú voi rừng bị thương từng được chữa trị hồi năm 2013. ẢNH: TT BẢO TỒN VOI ĐẮK LẮK
Chú voi rừng bị thương từng được chữa trị hồi năm 2013. ẢNH: TT BẢO TỒN VOI ĐẮK LẮK
Ngày 22.4, ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, cho biết UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt phương án cứu hộ một cá thể voi rừng hoang dã để can thiệp y tế, cứu chữa vết thương cho voi.
Cá thể voi này là một chú voi đực khoảng 11 tuổi, nặng khoảng 1,3 tấn, bị thương ở chân khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Luân, chú voi bị thương từng được Trung tâm bảo tồn voi cứu hộ một lần tại Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn hồi tháng 5.2013.
Thời điểm đó, do vướng bẫy thú, voi bị sứt một phần vòi và vết thương ở bàn chân phải phía trước. Sau khi cứu chữa, voi bình phục và được thả về tự nhiên. Qua theo dõi, sau khi thả vào rừng, voi không nhập đàn mà sống đơn độc, thường xuyên di chuyển đến khu vực nương rẫy để kiếm ăn gần vùng đệm của VQG Yók Đôn, thuộc địa bàn các xã phía tây H.Cư Jút (Đắk Nông).
Ông Luân cho biết thời gian gần đây, các cán bộ bảo tồn voi nhận thấy vết thương cũ ở bàn chân voi có dấu hiệu tái phát khiến voi đi lại khó khăn.
Theo phương án cứu hộ, voi bị thương sẽ được bắn thuốc mê và đưa về điều trị vết thương, dùng máy móc kiểm tra có dị vật (dây bẫy) còn nằm trong chân voi hay không để phẫu thuật chữa trị dứt điểm. Sau khi lành vết thương, voi sẽ được thả về lại với môi trường tự nhiên.
“Để hỗ trợ công tác cứu hộ, điều trị đối với voi rừng bị thương này, chúng tôi nhờ đến 2 chuyên gia về động vật hoang dã ở Nam Phi và Hà Lan. Hiện do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc nhập cảnh đối với người nước ngoài chậm lại, chúng tôi phải chờ đến khi có các chuyên gia sang thì sẽ thực hiện phương án cứu hộ”, ông Luân nói.
Theo Trung Chuyên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null