Đắk Lắk: Lại phát hiện vụ trồng cần sa trái phép... để "cho gà ăn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 10/5, nguồn tin từ Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý 1 cặp vợ chồng trồng gần 500 cây cần sa trái phép.
Theo thông tin điều tra, trước đó bằng các biện pháp nghiệp vụ và nắm tình hình, một Tổ công tác Công an huyện Krông Năng phối hợp cùng Công an xã Ea Tân tiến hành kiểm tra khu vực rẫy cà phê của gia đình ông Mai Năm (SN 1968, trú tại thôn Quyết Tâm, xã Ea Tân) thì phát hiện, bắt quả tang tại rẫy của gia đình trồng 275 cây cần sa tươi, có chiều cao từ 15 đến 20cm và 54 gốc cần sa khô.
 
Vô tư trồng cần sa trái phép trong rẫy vắng
Vô tư trồng cần sa trái phép trong rẫy vắng
Qua làm việc, vợ chồng ông Mai Năm khai nhận: Trong một lần đi xe khách, có một người "lạ mặt" cho một ít hạt giống cây cần sa về trồng với mục đích "chữa bệnh cho gà". 
Sau khi đưa số giống này về trồng được khoảng 3 tháng, vợ chồng ông Mai Năm đã thu hoạch phơi khô, lấy hạt giống ươm được khoảng 300 cây con tiếp tục mang đi trồng. 
Ngoài ra, quá trình làm việc, lực lượng Công an còn thu giữ 10,6kg cây cần sa khô, 2 lọ thuỷ tinh đựng hạt hoa cần sa có trọng lượng hơn 1kg được cất giấu ở nhà hàng xóm. 
Trước đó, vào tháng 3 và tháng 4, trên địa bàn huyện Krông Năng, lực lượng Công an huyện cũng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ trồng cây cần sa trái phép.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
Theo Ngọc Giàu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.