Đắk Lắk: Đang khám xét kho gỗ của ông trùm Tiệp 'dổi'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 170m3 gỗ gồm nhiều chủng loại khác nhau trong một xưởng cưa thuộc huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Quang Tiệp (còn được biết đến là ông trùm Tiệp 'dổi') đang được cơ quan chức năng kiểm đếm, phân loại.
 
Hàng trăm khúc gỗ được cất dấu trong xưởng của "Tiệp dổi"
Ngày 25/10, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, lực lượng chức năng đang tiến hành xác định chủng loại gỗ không rõ nguồn gốc tại xưởng cưa của ông Nguyễn Quang Tiệp (tên thường gọi là Tiệp “dổi”, 46 tuổi, trú tại buôn Đlay Ya B, xã Đliê Ya, huyện Krông Năng) để xử lý theo quy định.
 
Những cây gỗ có đường kính khủng được cất dấu trong rẫu cà phê.
Trước đó, vào ngày 22/10, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp lực lượng chức năng tại huyện Krông Năng kiểm tra xưởng cưa của ông trùm Tiệp "dổi".
Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều hộp gỗ được cất giấu trong xưởng và khu vực rẫy cà phê chung quanh xưởng cưa của ông Tiệp. Trong đó, nhiều lóng gỗ tròn, gỗ hộp có kích thước từ 30-60cm, dài từ 3-6m, với tổng khối lượng được đo đếm hơn 170m3, gồm nhiều chủng loại gỗ khác nhau.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ xưởng cưa không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh được nguồn gốc của phần lớn số gỗ này.
Tại thời điểm kiểm tra số gỗ trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Trước đó, Infonet đã từng phản ánh vào lúc 19h ngày 9/5/2017, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an Đắk Lắk phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng tiến hành kiểm tra tại thôn Cư Klông, xã Cư Klông (huyện Krông Năng) phát hiện ông Trần Văn Phúc (SN 1978, thôn Tam Hà xã Cư Klông) điều khiển xe ô tô BKS 47C - 028.31 đang vận chuyển gỗ. Qua kiểm tra, trên xe có 7 hộp gỗ xẻ tổng cộng 4,273 m3 gồm các loại dổi và trám hồng.
Do trong quá trình kiểm tra ông Phúc không xuất trình được giấy tờ nên cơ quan chức năng đã yêu cầu đưa xe chở gỗ về hạt.
Được biết, khu vực chiếc xe gỗ lậu bị bắt là nơi giáp ranh giữa huyện Krông Năng – Đắk Lắk và huyện Krông Pa – Gia Lai.
Trần Nhân - Sông Cài (infonet)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null