Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh tại Gia Lai và Ninh Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 3-6, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh hoạt động gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với mối quan hệ nhà trường-cơ quan quản lý-doanh nghiệp” nhằm nâng cao hiệu quả tuyển sinh, chất lượng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại 2 phân hiệu: Gia Lai và Ninh Thuận.
Tham dự hội nghị, về phía tỉnh Gia Lai có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại diện một số trường THPT trên địa bàn tỉnh. Về phía Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Hùng-quyền Hiệu trưởng nhà trường cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và đại diện 2 phân hiệu của trường tại tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận. 
Theo thống kê của Ban Quản lý đào tạo nhà trường, số lượng tuyển sinh hàng năm của Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai khá thấp. Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, số lượng tuyển mới giảm mạnh. Cụ thể, năm 2019 tuyển 447 sinh viên. Năm 2020 tuyển 376 sinh viên. Số sinh viên đăng ký vào các ngành đang đào tạo có sự chênh lệch lớn, vì vậy một số ngành không thể mở lớp, phải gửi sinh viên vào cơ sở chính để học tập. Tương tự, Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận cũng chưa tuyển sinh đảm bảo đủ chỉ tiêu đề ra, một số ngành số lượng tuyển sinh không đủ mở lớp và chất lượng đầu vào chưa cao. Mặt khác, kết quả tuyển sinh chỉ tập trung chủ yếu vào thí sinh có hộ khẩu tại tỉnh, chưa thu hút được thí sinh ở các tỉnh, thành lân cận. 
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy
Các tham luận tại hội nghị đã tập trung nêu rõ thực trạng, các giải pháp về công tác đào tạo, tuyển sinh, nghiên cứu khoa học tại 2 phân hiệu; định hướng nghề nghiệp nông học cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai; nâng cao chất lượng đào tạo đối với một số ngành: Quản trị kinh doanh và kế toán, Nông học... Phần lớn các ý kiến thảo luận tại hội nghị đã nhấn mạnh vào việc cần đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh nhà trường và tăng cường hướng nghiệp để các em học sinh THPT hiểu rõ về từng ngành, nghề cũng như cơ hội việc làm, xu thế phát triển của từng ngành, nghề trong tương lai; xây dựng chính sách, tạo động lực đối với công tác tuyển sinh tại phân hiệu...
Ghi nhận các ý kiến đóng góp tại hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Hùng-quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh-cho biết: Thời gian tới, nhà trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trên địa bàn 2 tỉnh đổi mới trong công tác tư vấn tuyển sinh, định hướng tương lai cho học sinh. Đồng thời trao đổi, làm việc với các địa phương, đơn vị trên địa bàn để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế, xã hội của địa phương.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.