Đại gia ẩn danh chi 54 tỷ mua hóa thạch khủng long trưng tại gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một đại gia giấu danh tính đã bỏ ra hơn 2,36 triệu USD (tương đương gần 54 tỷ đồng) để mua một bộ hóa thạch khủng long hiếm có về trưng tại nhà.

Bộ xương của một con khủng long ăn thịt được trưng bày trong buổi đấu giá ở tầng một của Tháp Eiffel, Paris ngày 2/6 vừa qua. (Nguồn: ABC News)
Bộ xương của một con khủng long ăn thịt được trưng bày trong buổi đấu giá ở tầng một của Tháp Eiffel, Paris ngày 2-6 vừa qua. (Nguồn: ABC News)




Theo ABC News, một công ty đấu giá ở Paris vừa công bố một bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài khủng long ăn thịt, dài gần 9m, cao hơn 2,7m được cho là đã sống vào cuối kỷ Jura cách đây 154 triệu năm.

Bộ hóa thạch đặc biệt được khai quật ở bang Wyoming, Mỹ từ năm 2013 đến năm 2015 với 70% còn nguyên vẹn.

“Bộ xương hoàn chỉnh tới 70%. Đây là điều rất đáng chú ý khi có số lượng lớn các xương hóa thạch ban đầu”, nhà cổ sinh vật học Eric Mickeler nói với ABC News trong khi quan sát bộ xương.

Chia sẻ với báo chí, các nhà cổ sinh vật học trên thế giới rất muốn được tận mắt chiêm ngưỡng và nghiên cứu bộ hóa thạch này bởi họ nghi ngờ đây là một cá thể của một loài chưa được biết đến.

Thay vào đó, một đại gia đã ngay lập tức nắm lấy cơ hội này và mua bộ hóa thạch khủng long hiếm có này với giá 2.360.389 USD.

Điều này cho thấy, viện bảo tàng và các nhà khoa học ngày càng thiếu tiền để mua hóa thạch khủng long khi chúng được bán đấu giá với mức giá khổng lồ, tạp chí khoa học Nature giải thích.

Ông David Polly, Chủ tịch của Hiệp hội Sinh vật cổ có xương sống, nói với tờ Nature rằng, những cuộc đấu giá hóa thạch khủng long đắt tiền đang dần trở nên phổ biến hơn.

“Bất kỳ phiên đấu giá nào có hóa thạch chất lượng cao đều rất được các đại gia quan tâm, bởi vì các tổ chức khoa học thường hoạt động với một ngân sách thấp. Do đó, chúng tôi không có tiền trả cho những nhà thu thập hóa thạch hoặc mua chúng trên sàn đấu giá”, ông này nói.

Theo đó, Hiệp hội này đã yêu cầu công ty đấu giá Aguttes không được đấu giá và bán hóa thạch cổ nữa.

“Các mẫu vật hóa thạch được bán vào tay tư nhân đều bị mất đi tính khoa học. Hóa thạch động vật có xương sống có tầm quan trọng về mặt khoa học và là một phần trong di sản thiên nhiên của chúng ta”, ông David nhấn mạnh.


 

Bộ hóa thạch được một đại gia ẩn danh mua với giá gần 54 tỷ đồng. (Nguồn: ABC News)
Bộ hóa thạch được một đại gia ẩn danh mua với giá gần 54 tỷ đồng. (Nguồn: ABC News)

Tuy nhiên, những nhà đấu giá và bán hóa thạch này hoàn toàn hợp pháp và không gì có thể cản họ.

Nhiều hóa thạch khủng long ngày nay đang được phát hiện trên đất tư ở Mỹ. Trong khi luật pháp nước này cho phép những nhà khảo cổ học phát hiện được hóa thạch khủng long có thể làm mọi thứ họ muốn với những gì được tìm thấy trên đất của họ.

Bảo tàng cũng có quyền mua bộ xương hóa thạch tại các phiên đấu giá, tuy nhiên, rất nhiều bảo tàng đang thiếu kinh phí để làm như vậy.

Ông Steve Brusatte, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh, nói với tờ Quartz rằng, hóa thạch là di sản thiên nhiên không thể thay thế được, và những thứ tốt nhất, quan trọng nhất nên được ở trong các bảo tàng công cộng để mọi người có thể xem và thưởng thức.

“Nhưng tôi cũng tôn trọng luật của các tiểu bang hay quốc gia khác. Luật pháp của Hoa Kỳ khá rõ ràng và chủ sở hữu đất có nhiều quyền đối với những gì được tìm thấy trên tài sản của họ và tôi chấp nhận điều đó”, ông Steve nói thêm.

Tuy nhiên, ông Mickeler, chuyên gia định giá cho công ty đấu giá Aguttes cho biết: “Dựa trên kinh nghiệm của tôi, tôi tin rằng bộ hóa thạch khủng long này sẽ được bày trong một bảo tàng nào đó. Bởi khi doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà tài trợ mua hóa thạch khủng long, họ thường làm từ thiện hoặc cho vay vĩnh viễn đối với các tổ chức công cộng”.

Ngoài ra, một phần lợi nhuận bán bộ hóa thạch sẽ được gửi đến 2 tổ chức từ thiện bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là Sea Shepherd và Ann Van Dyk Cheetah Center.

Hồng Vân (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.