Đặc trưng vùng miền là lợi thế khởi nghiệp cho sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sinh ra và lớn lên tại những vùng nông thôn, cộng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và đam mê khởi nghiệp, nhiều nhóm sinh viên đã mang chính những lợi thế của quê hương mình đến thử sức với sân chơi khởi nghiệp.

Các thí sinh trong trang phục dân tộc thuyết trình dự án
Các thí sinh trong trang phục dân tộc thuyết trình dự án


Nhằm hưởng ứng phong trào Khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên hiện nay, chương trình “Khởi nghiệp Kinh tế 2017” do Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã diễn ra tối 21-5.

Hầu hết các ý tưởng kinh doanh trong đêm chung kết đều dựa trên những lợi thế sẵn có tại địa phương. Những dự án này đã được Hội đồng ban giám khảo là các Giáo sư, Tiến sĩ của Học viện, các chuyên gia kinh tế và giám đốc các công ty, tập đoàn lớn về nông nghiệp đánh giá cao.

Đặc biệt, nhiều dự án xuất phát từ những mục tiêu mong muốn khởi nghiệp trên chính quê hương mình qua những sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Nổi bật như “Sản phẩm đặc sản Muối Mắc Khén”, thay vì phải đi lại vất vả mất thời gian đi đến tận Sơn La để mua về, nhóm sinh viên đã tìm hiểu học hỏi cách làm muối Mắc khén từ đồng bào người Thái 100% thủ công. Những vị cay - đắng - mặn - chát của các hương liệu mắc khén, muối, tỏi, ớt, gừng,…được kết hợp hài hòa mang lại hương vị đặc trưng của muối Mắc Khén.

Hay dự án mô hình cửa hàng kinh doanh “Món ngon đặc sản” của các tỉnh thành, từ món ăn qua chế biến như: Bánh canh, bánh răng bừa, bánh cuốn,... cho đến các mặt hàng ăn nhanh như: Nem chua Thanh Hóa, bánh gai Tứ Trụ, bánh đậu Hải Dương... Các gia vị của núi rừng Tây bắc (Trâu gác bếp, mắc khén hại dổi,...) và các sản vật lạ khác gây kích thích với người tiêu dùng. Hàng hóa vừa bán trực tiếp qua hệ thống cửa hàng vừa tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để quảng cáo, hình thành trang web, các nhóm để quảng cáo sản phẩm.

 

 


Đặc biệt, thấu hiểu những khó khăn mà chính gia đình mình gặp phải, nhóm sinh viên cùng lớn lên từ mảnh đất nông thôn đã giành giải nhất với dự án “Trang trại sản xuất và phân phối cá giòn Ba Vì”.

Trong quá trình khảo sát thực tế tại chính quê hương mình, xã Sơn Đà huyện Ba Vì, các bạn trẻ đã nhìn thấy những cảnh tượng vô cùng chua xót như từng xe máy chở những thùng phân bò đổ ra mương rạch, những đống chất thải từ trâu bò ngổn ngang trên những bờ đê gây mùi hôi thối ô nhiễm môi trường.

Từ thực trạng đó, nhóm đã nảy sinh ra một ý tưởng nuôi “giun quế” để có thể giúp đỡ người dân. Bên cạnh đó, dự án còn có thể tận dụng được sản phẩm của quá trình nuôi giun quế để cung cấp thức ăn cho cá và phân bón cho cây trồng, tạo một vòng khép kín của dự án.

Hiện tại thị trường tiềm năng mà dự án đạt giải nhất hướng tới là ba quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình và Đống Đa. Trong đó hệ thống khách hàng mục tiêu là các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các công ty chế biến thực phẩm.

Đại diện Hội đồng Giám khảo, ông Bùi Ngọc Huyên-Thành viên Hội đồng Khoa Kinh tế & PTNT, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần dinh dưỡng V.T. nhận xét, "Nhìn chung, các dự án có chất lượng khá tốt. Nhiều ý tưởng có tính khả thi có nhiều ý tưởng độc đáo. Sinh viên thuyết trình và trả lời câu hỏi của BGK tự tin. Một số dự án có chiến lược kinh doanh mới lạ tuy là có tính mạo hiểm cao. Tuy nhiên, các dự án cần chăm chút thêm để tham gia ở cấp cao hơn như khởi nghiệp nông nghiệp hay khởi nghiệp quốc gia”.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.