Đặc sản thằn lằn núi Bà Đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với độ cao 996 mét so với mực nước biển, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ. Ngoài sự hùng vĩ, những ngôi chùa cổ kính ẩn chứa nhiều truyền thuyết tâm linh, núi Bà Đen còn là nơi sinh sống của loại thằn lằn núi đang được xem là “đệ nhất ẩm thực” ở Tây Ninh…
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ai đã ghé Tây Ninh mà chưa thưởng thức “đệ nhất ẩm thực” thằn lằn núi Bà Đen thì xem như lãng phí một chuyến đi. Những ngày cuối năm, trong chuyến hành trình về các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ, chúng tôi may mắn được thưởng thức món đặc sản thằn lằn núi, xem như không lãng phí chuyến đi này.

Thằn lằn núi Bà Đen thuộc họ tắc kè, được phân biệt với những loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu nâu nhạt, con to nhất cũng bằng cườm tay. Ở Tây Ninh, thằn lằn núi chủ yếu sinh sống trong các hốc đá ở núi Bà Đen, là một loài chưa thể nuôi “công nghiệp”. Thường thằn lằn núi tập trung nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 (dương lịch), vì đây là mùa khô nên thằn lằn ra phơi nắng trên các vách đá. Để săn được thằn lằn núi cũng lắm gian nan, thợ săn phải leo lên các vách núi chênh vênh, dùng trái sung chín để nhử thằn lằn bò ra khỏi hang, sau đó dùng cần câu đã thắt thòng lọng để bắt sống chúng.

Khác với những loài thuộc họ tắc kè thường ăn côn trùng, thức ăn của thằn lằn núi Bà Đen chủ yếu là hoa quả như sung, chuối và những loại cây thuốc nam như lá Nàng Hai nên thịt thằn lằn núi dai, thơm và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Thịt thằn lằn núi có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Sau khi mổ bụng lấy sạch ruột rồi băm nhỏ, xào với tiêu xanh và lá lốt ăn cùng bánh tráng, món ăn này tạo cho thực khách sự thích thú và cảm giác dân dã của vùng quê.

Ngoài ra, với những người cơ thể mệt mỏi, chán ăn hay những thực khách sau một chuyến hành trình dài thì món cháo thằn lằn núi nấu với tiêu xanh và hành tươi cùng ít rau ngò tây, khi ăn nóng có thể giúp cơ thể giải nhiệt và hết mệt mỏi. Nhưng với người sành ăn, để thưởng thức hết hương vị của thịt thằn lằn núi, thì món ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn, ăn cùng các loại rau như xà lách, cà chua, dưa leo, rau thơm… nhưng không thể thiếu mắm me (được làm từ trái me tươi). Món ăn này, có vị béo của dầu, vị giòn, dai, thơm của thịt thằn lằn và vị mặn, chua, cay của mắm me, ăn cùng các loại rau sẽ không bị ngán.

Theo lời đầu bếp Nguyễn Tiến Huy, nhà hàng Huy Phú, thị xã Tây Ninh: Do thịt thằn lằn núi là món đặc sản vừa thơm, ngon, không bị ngán, chứa nhiều chất dinh dưỡng lại được biết đến với công dụng bổ dương, giá thị trường từ 200.000 đồng/kg đến 300.000 đồng/kg tùy mùa, vì vậy thằn lằn núi bị săn bắt rất nhiều. Khoảng 3 năm trước, nhà hàng thường chế biến những con thằn lằn núi to bằng cườm tay, đến nay rất hiếm có loại lớn như thế.

Những ngày cuối năm, đến Tây Ninh, được thưởng thức món thằn lằn núi Bà Đen, quả thật không sai khi cho rằng đây là “đệ nhất ẩm thực” ở vùng đất miền Đông Nam bộ này.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null