Đặc sắc lễ hội Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 15-4, UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn và Hội Hữu nghị Việt - Lào tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho cộng đồng người Lào tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).
Tết Bunpimay được tổ chức tại huyện Buôn Đôn

Tết Bunpimay được tổ chức tại huyện Buôn Đôn

Theo ghi nhận, Tết Bunpimay được tổ chức trang trọng, theo đúng nghi thức hành lễ truyền thống của cộng đồng người Lào. Chương trình được tổ chức với những nghi lễ đặc sắc như: Lễ tắm Phật - nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật; lễ hội hoa đăng, thả bè - xả xui với ý nghĩa xua đi mọi rủi ro trong năm cũ.

Một hoạt động không thể thiếu trong Tết Bunpimay là nghi thức buộc chỉ tay. Theo phong tục của người Lào, khi khách đến thăm nhà, gia chủ thường buộc chỉ trắng, xanh, đỏ vào cổ tay khách để cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới. Đặc sắc nhất là lễ hội té nước (lễ hội Bun Hốt Nậm) theo tâm niệm, mọi người té nước vào nhau để chúc sức khỏe và cầu thịnh vượng, mọi sự tốt lành.

Ông Y Sy Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết, huyện có 107 hộ gia đình, với 398 khẩu là người Việt gốc Lào, tập trung chủ yếu ở xã Krông Na. Việc tổ chức Tết Bunpimay thể hiện sự tôn trọng trong phong tục, tập quán của nhân dân các bộ tộc Lào. Những hoạt động văn hóa Tết Bunpimay không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Lào mà còn góp phần gắn kết thêm tình hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

>>> Một số hoạt động Tết Bunpimay tại huyện Buôn Đôn.

Du khách được buộc chỉ tay cầu chúc mọi điều may mắn trong năm mới

Du khách được buộc chỉ tay cầu chúc mọi điều may mắn trong năm mới

Nghi lễ vun tháp hoa

Nghi lễ vun tháp hoa

Nghi lễ tắm Phật của người Lào mong mọi điều xui rủi trong năm cũ sẽ được rửa sạch

Nghi lễ tắm Phật của người Lào mong mọi điều xui rủi trong năm cũ sẽ được rửa sạch

Du khách cùng tham gia lễ hội té nước mong điều may mắn trong năm mới

Du khách cùng tham gia lễ hội té nước mong điều may mắn trong năm mới

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.