"Đã uống rượu, bia không lái xe"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2019, cùng với những kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, tỉnh Gia Lai tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) trên cả 3 tiêu chí so với năm 2018. 
Theo đó, toàn tỉnh xảy ra 376 vụ TNGT, giảm 20 vụ; làm 235 người chết, giảm 13 người; 372 người bị thương, giảm 42 người. Có 10 địa phương giảm số người chết do TNGT gồm: Đức Cơ, Ayun Pa, Mang Yang, Chư Prông, Đak Đoa, Đak Pơ, Krông Pa, Chư Pah, An Khê và Chư Sê. Để đạt được kết quả đó, trong năm, Ban An toàn Giao thông tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2019 với chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe gắn máy”. Thông qua công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, ý thức của người tham gia giao thông được nâng lên rõ rệt.
Năm An toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe” (ảnh internet)
Năm An toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe” (ảnh internet)
Tuy nhiên, qua phân tích các số liệu liên quan đến trật tự an toàn giao thông năm 2019, chúng tôi nhận thấy, tình hình TNGT vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 6 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, tăng 3 vụ so với năm 2018. Tỷ lệ TNGT có nguyên nhân từ việc sử dụng rượu, bia tăng 47,37%. Cùng với đó, số vụ TNGT liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số tăng 2,45%; số vụ TNGT liên quan đến xe công nông tăng 25%. Đặc biệt, trong năm qua, lực lượng chức năng đã phát hiện 13 trường hợp sử dụng ma túy và chất gây nghiện khác khi điều khiển phương tiện giao thông; lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng tăng 28% so với năm 2018… Rõ ràng tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông và TNGT trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trong đó, đáng quan ngại là một bộ phận người dân vẫn thiếu ý thức tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. Thực tế đó đã và đang tác động tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu tiếp tục kiềm chế và kéo giảm TNGT trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trương Hòa Bình rất tâm đắc với câu chuyện một cháu bé ở Hà Nội kiên quyết không ngồi lên xe máy của bố khi không có mũ bảo hiểm. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh: Muốn kéo giảm TNGT thì dứt khoát phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Chỉ khi cả cộng đồng tự giác chấp hành pháp luật và ứng xử có văn hóa trong quá trình tham gia giao thông thì TNGT mới được kiềm chế và kéo giảm một cách bền vững.  
Cũng theo người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia. Vì vậy, Năm An toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe” phải được triển khai có hiệu quả với mục tiêu giảm TNGT từ 5% đến 10% số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2019, giảm TNGT do nguyên nhân uống rượu, bia. 
Tết Nguyên đán là thời điểm gia tăng các vụ TNGT liên quan đến rượu, bia. Vì vậy, ngay từ bây giờ, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu “Đã uống rượu, bia không lái xe”. Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn tỉnh cần tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...