Đà Nẵng: Lên rừng tìm cắt những loài cây hoang dại, ai ngờ một ông nông dân lại đổi đời

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ông Cao Văn Thuận (56 tuổi, trú thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) gắn bó với những loài cây dược liệu có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ chữa bệnh đã ngót nghét 20 năm. Cũng nhờ nghề lên rừng tìm cắt những loài cây hoang dại mà vợ chồng ông thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định.
 

 

Lên rừng tìm cây hoang dại có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ chữa bệnh

Bên tách trà có vị thuốc quý, ông Cao Văn Thuận (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) chia sẻ cơ duyên đến với các loại cây thuốc. Cách đây hơn 20 năm, gia đình ông khó khăn lắm, làm nông và lại đông con, vợ thì đau ốm liên miên nên nhà cứ nghèo.

 

Ông Cao Văn Thuận giới thiệu về những sản phẩm dược liệu chủ lực.
Ông Cao Văn Thuận giới thiệu về những sản phẩm dược liệu chủ lực.


"Cơ may gặp người bạn là Lương y Phan Công Tuấn mách bảo cho một vài cây thuốc và bài thuốc chữa bệnh, nhờ đó vợ tôi dần hồi phục sức khỏe. Yêu quý công dụng tuyệt vời của những loài cây dại, vợ chồng tôi tự tìm tòi, học hỏi và bắt đầu nghề buôn bán dược liệu", ông Cao Văn Thuận cho biết.

Để nhận biết được cây dại nào có giá trị dược liệu và mang về đến nhà là cả một quá trình dài ông Thuận tìm hiểu, nghiên cứu sách vở, không quản ngại lội suối băng rừng.

Nếu như ở vùng đồng bằng vốn có nhiều cây thuốc, thì ở những khu rừng tự nhiên tại TP Đà Nẵng có hàng trăm cây thuốc quý mà nhiều người chưa biết đến.

Ông Thuận cho biết, để có nguồn dược liệu đa dạng, vợ chồng ông phải lên các cánh rừng ở Bà Nà, Sơn Trà tìm nguyên liệu. Ròng rã tìm kiếm nhiều ngày, nhiều năm, ông Thuận như đã nắm rõ cây hà thủ ô mọc khu nào, dây thìa canh mọc ở đâu, chỗ nào có cây giảo cổ lam...

Vì thế, công việc tìm cây thuốc không còn nhiều khó khăn, vợ chồng ông sẵn lòng chỉ dẫn nơi có dược liệu để người dân tìm hái và thu mua lại.

 

Cây ngũ sắc là cây thuốc quý được ông Thuận thu mua về để sơ chế.
Cây ngũ sắc là cây thuốc quý được ông Thuận thu mua về để sơ chế.


Vợ Ông Thuận, bà Trần Thị Chinh vui vẻ nói: "Những khu rừng tự nhiên ở Đà Nẵng có phong phú và đa dạng các loại cây thuốc. Chúng mọc hoang ở khắp nơi và nếu được con người ứng dụng có phương pháp để chữa bệnh thì thật hữu ích. Từ gốc đến thân, lá, cành, hoa, quả đều được cắt, phơi khô hoặc sấy và trở thành những sản phẩm dược liệu. Đồng thời được bào chế thành những bài thuốc Nam để điều trị nhiều bệnh".

Bà Chinh chia sẻ về công dụng của một vài dược liệu chủ lực như: cây thìa canh hỗ trợ điều trị tiểu đường, mỡ máu, hạ đường huyết; cây ngũ gia bì được áp dụng để điều trị nhức xương khớp, suy nhược, sưng đau, tiểu tiện kém; khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường, thanh nhiệt, giải độc…

 

 Các loại cây thuốc được cắt và phơi khô hoặc sấy để làm thành dược liệu.
Các loại cây thuốc được cắt và phơi khô hoặc sấy để làm thành dược liệu.


Đặc biệt cây bướm bạc, được bà Chinh gọi là "lá ngọc cành vàng" bởi ngoài vẻ đẹp cao sang, thuần túy, thì nó có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trị ho, sổ mũi, say nắng, tê thấp, sưng amidan, rắn cắn….

Đổi đời nhờ mua bán dược liệu

Nhu cầu tiêu thụ cây thuốc Nam trên thị trường là rất lớn, nhưng năng lực sản xuất của cơ sở dược liệu Hải Trang do ông Thuận làm chủ vẫn còn hạn hẹp và khó khăn.

Nhiều năm trước, ông Thuận chỉ sản xuất được một mùa nắng, vào mùa mưa thì hầu như không phơi được cây thuốc. Điều này dẫn đến hoạt động sản xuất bấp bênh, công việc gián đoạn, chất lượng dược liệu không đảm bảo.

 

 Cây lá được sấy khô trong khoảng 18 tiếng là thành phẩm.
Cây lá được sấy khô trong khoảng 18 tiếng là thành phẩm.


Đến năm 2020, Trung tâm Khuyến Ngư Nông Lâm TP Đà Nẵng đã hỗ trợ 100 triệu đồng để ông Thuận đầu tư nhà xưởng, máy sấy. Nhờ đó, cơ sở dược liệu của ông duy trì sản xuất thường xuyên, năng suất và sản lượng tăng cao. Trung bình mỗi ngày sấy 300kg cây tươi, sẽ được 50kg khô, tạo ra việc làm cho 8 lao động.

 

 Từ gốc đến thân, lá, cành, hoa, quả của cây thuốc đều được sơ chế để trở thành dược liệu.
Từ gốc đến thân, lá, cành, hoa, quả của cây thuốc đều được sơ chế để trở thành dược liệu.


Ông Thuận cho hay, các loại cây thuốc ở ngoài tự nhiên rất nhiều, nhưng để đảm bảo chủ động về nguồn nguyên liệu thì ông dự định xây dựng vườn dược liệu tại nhà. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nhỏ hẹp, nên ông hi vọng thời gian tới sẽ được địa phương tạo điều kiện cho thuê đất để mở rộng quy mô nhà xưởng, cũng như đầu tư trồng dược liệu.
 

Cơ sở dược liệu Hải Trang chuyên kinh doanh các sản phẩm như: chè dung, chè vằng, cà gai leo, giảo cổ lam, đồ rừng…
Cơ sở dược liệu Hải Trang chuyên kinh doanh các sản phẩm như: chè dung, chè vằng, cà gai leo, giảo cổ lam, đồ rừng…


Cơ sở dược liệu Hải Trang chuyên mua bán các cây lá thuốc Nam như: chè dung, chè vằng, cà gai leo, giảo cổ lam, khổ qua rừng…với giá trung bình 30.000 đồng/kg; đồ rừng ngâm rượu như: ba kích tím, đinh lăng, táo mèo, chuối hột rừng….

Ngoài ra còn có các loại nấm lim xanh, nấm linh chi, mật ong rừng, lá xông. Các loại dược liệu trên được ông Thuận cung cấp cho nhiều nhà thuốc Nam hoặc Đông y, các cơ sở Spa trên địa bàn TP Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Vui vẻ chia sẻ về những cây thuốc Nam, bà Chinh nói: "Nhờ những cây thuốc mọc hoang dại này mà tôi hồi phục sức khỏe, đồng thời có kế sinh nhai để phát triển kinh tế gia đình. Sau khi trừ chi phí, với mức lãi từ 15-20 triệu đồng/tháng, gia đình tôi đã thoát nghèo và các con được ăn học đến nơi đến chốn. Vì thế, tôi rất hứng thú trong việc nghiên cứu cây thuốc, tìm tòi và mang về để sản xuất dược liệu".


https://danviet.vn/da-nang-len-rung-tim-cat-nhung-loai-cay-hoang-dai-vo-chong-ong-nong-dan-nay-bat-ngo-doi-doi-20210307192928204.htm
 

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.