Đà Lạt: Trồng cây đô la bán lá, thương lái tự đến cắt với giá 140.000/ký

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ sau 1 lần tình cờ được một người cháu gái giới thiệu, gia đình ông Phạm Văn Kim (thôn 4, xã Tà Nung, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã thử nghiệm trồng cây đô la và đang bán lá cây này với giá từ 80.000-140.000/kg.
Trồng cây lạ, thương lái tự đến cắt lá
.
Video ông Phạm Văn Kim nói về cây đô la trồng trong vườn của mình. 
Dưới cái nắng chói chang những ngày cuối tháng 6, phóng viên Báo điện tử Dân Việt theo chân chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung đến khu vườn trồng cây đô la của gia đình ông Kim. 
Chúng tôi đến vườn trồng cây đô la cũng là lúc ông Kim vừa ra để chăm sóc loại cây họ bạch đàn này.
"Cây đô la này thuộc họ bạch đàn, có lá tròn nhỏ hoặc lá hình tim, mọc đối xứng, có mùi hương dịu nhẹ. Nếu anh ngắt cái lá rồi vò nhẹ, nó sẽ có mùi rất đặc trưng. Tôi trồng loại cây đô la này đã được khoảng 10 tháng và bán cho các vựa thu mua hoa hay các doanh nghiệp kinh doanh cây cảnh tại Đà Lạt và TP.Hồ Chí Minh", ông Kim ngắt chiếc lá cây đô la giới thiệu với phóng viên.
Quả thật, làm theo lời ông Kim, phóng viên Báo điện tử Dân Việt nhận thấy mùi rất đặc trưng của cây họ bạch đàn. Những cây đô la của ông Kim được trồng với khoảng cách từ 1 – 1.5m. Có những cây lớn trong vườn của ông Kim đã cao đến 3m.
Cây đô la là loại cây thuộc họ bạch đàn, lá của chúng có mùi rất đặc trưng.
Cây đô la là loại cây thuộc họ bạch đàn, lá của chúng có mùi rất đặc trưng.
Ông Kim cho biết, gia đình ông có 1,4ha đất trồng các loại cây từ cà phê, bơ, xoài…Tuy nhiên, mùa mưa năm 2019, ông được một người họ hàng giới thiệu cây đô la và nói mua giống về trồng, sẽ cam kết thu mua. 
Sau khi nghe giới thiệu và tìm hiểu, cùng với một phần diện tích cà phê năng suất kém, ông Kim đã quyết định trồng thử nghiệm 200 cây đô la.
Ông Kim chăm sóc cây đô la trong vườn hơn 200 cây của gia đình mình.
Ông Kim chăm sóc cây đô la trong vườn hơn 200 cây của gia đình mình.
"Cây đô la có hai loại. Loại lá to được thu mua với giá 80.000 đồng/kg, lá nhỏ thì đắt hơn được mua với giá 140.000 đồng/kg. Hiện gia đình tôi đang trồng cả hai loại cây đô la này và xen thêm cây mimosa, tùng và mở rộng diện tích trồng cây đô la...", ông Kim chia sẻ.
"Với cây đô la, những cành từ 50 – 60cm thì thương lái sẽ đến cắt rồi cân lên tính tiền. Ông Kim chỉ cần chăm bón thôi. Thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, giá cây đô la lên đến 170.000 đồng/kg lá", bà Nguyễn Thị Bình (vợ ông Kim) cho biết.
Cây đô la như chưa nên trồng ồ ạt
Hiện nay, trên địa bàn xã Tà Nung đã có hơn 10 hộ gia đình đang trồng và có nguồn thu tốt từ cây đô la. Nhìn vào giá thực tế của loại cây lấy lá này và cách chăm sóc đơn giản, nhiều người sẽ đổ xô trồng. 
Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung nhận định: "Mặc dù là loại cây hiện mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước khi trồng, người dân cần phải làm việc với các đơn vị thu mua để tránh việc "cung vượt cầu".
Bên cạnh đó, theo chị Hằng, người dân cần tìm hiểu về quy trình chăm sóc, phân bón, nước tưới cũng như cách xử lý các loại nấm bệnh trên cây đô la. Từ đó, người trồng sẽ có năng suất cao nhất.
Cây đô la là cây trồng mới, đầu ra chưa ổn định nên người dân chưa nên trồng ồ ạt.
Cây đô la là cây trồng mới, đầu ra chưa ổn định nên người dân chưa nên trồng ồ ạt.
Hiện nay, trong diện tích đất của gia đình mình ông Bình đang trồng khoảng 200 cây đô la. Trong thời gian tới, ông sẽ nhân rộng ra khoảng 3.000m2 đất để trồng cây đô la. 
Với mỗi cây đô la giống, ông Bình phải mua với giá 60.000 đồng. Ngoài ra, người trồng còn có thể mua hạt cây đô la với giá 5.000 đồng/hạt để tự ươm với tỷ lệ sống 85%.
Những cây đô la giống được ông Bình ươm tại vườn nhà.
Những cây đô la giống được ông Bình ươm tại vườn nhà.
Bà Nguyễn Thị Bình – vợ ông Kim cho biết: "Khi trồng cây đô la từ tháng 8/2019 đến nay, gia đình bà đã có thu nhập hơn 20 triệu đồng. Hiện tôi đang ươm khoảng 4.500 cây đô la con (cao từ 2-3cm) để sắp tới trồng trên diện tích 3.000m2. Cây đô la thì việc chăm sóc và chế độ phân bón rất đơn giản. Công việc lại nhẹ nhàng mà giá bán cao, giá trị kinh tế còn cao hơn cả cây bơ và cà phê".
Ông Bình buộc dây cố định giúp cây đô la 1 tháng tuổi đứng thẳng.
Ông Bình buộc dây cố định giúp cây đô la 1 tháng tuổi đứng thẳng.
Cũng theo bà Bình, từ khi xuống giống, cây đô la mất khỏang 6-8 tháng để phát triển. Khi cành đủ độ dài từ 50-60cm là có thể cho thu hoạch. Cắt cành xong, trong thời gian 1 tháng giữa các kẽ lá của phần cành còn lại sẽ tiếp tục nảy cành non. Khi cây cao khoảng 5m, người trồng sẽ bấm ngọn để cây không phát triển thêm nữa.
Những nhánh đô la nhỏ đang vươn ra từ cành lớn, hứa hẹn một đợt cắt cành năng suất mới.
Những nhánh đô la nhỏ đang vươn ra từ cành lớn, hứa hẹn một đợt cắt cành năng suất mới.
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null