Đà Lạt: Hiệu trưởng"bắt tay" doanh nghiệp lập khống hồ sơ rút tiền ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa có kết quả xác minh tin báo tố giác tội phạm đối với bà Lê Thị Tuyết Oanh - hiệu trưởng và bà Hồ Thị Kiều Liên - kế toán Trường tiểu học Lê Quý Đôn. Qua đó chỉ ra hàng loạt sai phạm tại trường tiểu học lớn nhất thành phố này.
Lập khống chứng từ phun thuốc côn trùng
Vào ngày 15/09/2017, bà Lê Thị Tuyết Oanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn, đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Lộc, nhân viên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lâm Đồng, đề nghị ông Lộc phun thuốc diệt côn trùng cho trường.
Do bận việc nên ông Lộc không trực tiếp phun thuốc mà chỉ mang máy móc và hoá chất tới đề nghị bà Oanh cho nhân viên nhà trường thực hiện. Do đó, bà Oanh đề nghị 2 bảo vệ và 3 thầy thể dục thực hiện việc phun thuốc.
 
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, nơi xảy ra hàng loạt sai phạm của lãnh đạo (Ảnh: VH)
Sau khi hoàn thành, ôngLộc đưa cho bàOanh 1 bộhồ sơ thanh toán gồm: Hợp đồng phun hoá chất diệt côn trùng; nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; hoá đơn giá trị gia tăng thể hiện nhà trường ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ y tế lao động Đà Lạt xanh, về việc cung cấp dịch vụ diệt côn trùng cho trường với giá trọn gói là 14.000.000 đồng.
Bà Oanh đã ký hợp đồng và chỉ đạo kế toán chi tiền ngân sách thanh toán số tiền trên. Sau khi thanh toán, ông Lộc có đưa lại cho bà Oanh số tiền 6.800.000 đồng,để chi trả tiền công phun thuốc.
Làm việc với cảnh sát, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ y tế lao động Đà Lạt xanh và ông Lộc thừa nhận hợp đồng phun thuốc diệt côn trùng nói trên là hợp đồng khống. Giáo viên và nhân viên của trường cũng thừa nhận có sự việc trên, nhưng sau khi thực hiện xong việc phun thuốc, họ không nhận được bất kỳ khoản bồi dưỡng nào.
Số tiền 6.800.000 đồng nói trên, bà Oanh giao lại cho Thủ quỹ nhà trường 5.300.000 đồng để nhập vào quỹ đi tham quan. Sau khi sự việc “bại lộ”, bà Oanh mới đưa 1.500.000 đồng để những người tham gia phun thuốc đi ăn cơm.
àm hợp đồng khống bảo trì máy tính
Tháng 4/2017, bà Oanh bắt đầu về nhận công tác tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Do có mối quan hệ từ trước với ông Nguyễn Văn Toàn- Trung tâm máy văn phòng Phú Thành, bà Oanh đã liên hệ ông Toàn thực hiện cài đặt lại 40 máy vi tính của nhà trường để phục vụ thi cuối năm học.
 
Kết quả xác minh tin báo tố giác tội phạm của Công an TP. Đà Lạt đối với bà Lê Thị Tuyết Oanh - Hiệu trưởng và bà Hồ Thị Kiều Liên - Kế toán Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Ảnh: VH)
Việc thực hiện sửa chữa, cài đặt 40 máy vi tính được thực hiện trong 02 ngày vào tháng 4/2017. Giữa bà Oanh và ông Toàn đã thống nhất mức giá 8.000.000 đồng để làm hồ sơ thanh toán tiền ngân sách.
Để hợp thức hoá việc thanh toán số tiền 8.000.000 đồng theo đúng định mức (hợp đồng bảo trì thực hiện 06 tháng 1 lần), ông Toàn và bà Oanh đã thống nhất soạn thảo bộ hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, phiếu dịch vụ khống… thể hiện việc bảo trì 40 máy vi tính trong thời gian 5 tháng (từ ngày 01/01/2017-31/5/2017).
Để hợp thức hoá về mặt thời gian, bà Oanh đã chỉ đạo bà Lê Thị Thanh Hoa, Phó hiệu trưởng, trực tiếp ký kết hợp đồng (vì hồ sơ thanh toán thể hiện ngày ký là 01/01/2017, thời điểm bà Oanh chưa về nhận công tác tại Trường Lê Quý Đôn).
Sau khi nhà trường chuyển tiền thanh toán 8.000.000 đồng, ông Toàn đã đưa lại toàn bộ số tiền trên cho bà Oanh mà không nhận tiền phí dịch vụ bảo trì, với mục đích hỗ trợ nhà trường và duy trì mối quan hệ tốt để trường tiếp tục chọn cơ sở Phú Thành thực hiện bảo trì, sửa chữa máy tính những năm sau.
“Bộ ba quyền lực” đều mắc sai phạm
Cũng theo kết quả xác minh của Công an TP. Đà Lạt, ngoài việc “bắt tay” với doanh nghiệp lập hồ sơ khống rút tiền ngân sách, bà Oanh còn duyệt chi sai quy định từ nguồn quỹ Đội với số tiền hơn 8 triệu đồng; không chỉ đạo việc nhập quỹ, quản lý đúng quy định đối với nguồn tiền hoa hồng nhà trường được hưởng từ các công ty bảo hiểm với số tiền hơn 32 triệu đồng và nguồn tiền chiết khấu từ việc mua sách giáo khoa với số tiền hơn 19 triệu đồng.
 
Cảnh sát chỉ ra sai phạm của từng người trong “bộ ba quyền lực” tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Ảnh: VH)
Cạnh đó, bà Oanh còn giao cho cấp phó trực tiếp quản lý, chỉ đạo sai nguyên tắc về quản lý tài chính việc thu – chi – sử dụng nguồn tài chính thuộc chương trình I-Learn. Cụ thể không đưa vào bộ phần tài vụ nhà trường để mở sổ sách kế toán theo dõi, sử dụng theo quy định mà tự mở sổ sách riêng, ngoài hệ thống theo dõi, việc thu, chi không có đầy đủ chứng từ theo quy định...
“Với vai trò là Hiệu trưởng, bà Oanh đã thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng việc quản lý mọi hoạt động của nhà trường; thiếu sự kiểm tra, giám sát đối với hoạt động mua, thanh toán, xuất nhập thực phẩm ăn bán trú của học sinh. Ký chứng từ thanh toán tiền ăn bán trú cao hơn thực tế; việc kiểm tra, giám sát đầu vào thực phẩm qua loa không đúng nguyên tắc”, Công an TP. Đà Lạt đánh giá.
Người đã thông đồng, giúp sức cho bà Oanh vi phạm (ký khống hợp đồng bảo trì máy tính) là bà Lê Thị Thanh Hoa, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn. Cạnh đó, bà Hoa còn duyệt chi sai tiền quỹ Đội số tiền gần 6 triệu đồng. Quản lý thu – chi – sử dụng nguyền tiền từ chương trình I-Learn không đúng nguyên tắc tài chính, kế toán. Không thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý tào chính, kế toán.
 
Sổ sách nhập – xuất thực phẩm cho hơn 1.000 học sinh bán trú được lập rất sơ sài để nâng khống khối lượng, thanh toán cao hơn thực tế (Ảnh: VH)
Người “góp phần” không nhỏ vào những sai phạm tại trường tiểu học lớn nhất TP. Đà Lạt còn có bà Hồ Thị Kiều Liên, kế toán nhà trường. Bà Liên đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác; cố ý làm trái các quy định về chế độ tài chính, kế toán; có hành vi nâng khống khối lượng thực phẩm ăn bán trú, lập hồ sơ thanh toán tiền ăn bán trú cao hơn thực tế.
Theo Công an TP. Đà Lạt, quá trình điều tra, bà Oanh, bà Hoa, bà Liên đều thừa nhận các sai phạm của mình. “Bộ ba quyền lực” này cho rằng, do mình nhận thức không đầy đủ tính chất, mức độ vi phạm của bản thân, không đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ nghiệp vụ yếu kém nên đã gây ra sai phạm.
Với những vi phạm trên của bà Oanh, bà Hoa, bà Liên tuy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng Công an TP. Đà Lạt đề nghị Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt xem xét có hình thức kỷ luật nghiêm đối với “bộ ba” lãnh đạo tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn để có tác dụng răn đe giáo dục chung.
Viên Hữu (DNVN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null