Đà Lạt đón nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo Âm nhạc của UNESCO

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thành phố cần phát huy tốt vai trò thành viên mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, qua đó góp phần thúc đẩy gia tăng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vào nền kinh tế địa phương.

Thành phố cần phát huy tốt vai trò thành viên mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, qua đó góp phần thúc đẩy gia tăng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa vào nền kinh tế địa phương.

Tái hiện cuộc gặp gỡ định mệnh của bác sỹ Alexandre Yersin với cư dân K’Ho Lạch - cột mốc quan trọng đánh dấu thời điểm hình thành của phố núi Đà Lạt ngày nay. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Tái hiện cuộc gặp gỡ định mệnh của bác sỹ Alexandre Yersin với cư dân K’Ho Lạch - cột mốc quan trọng đánh dấu thời điểm hình thành của phố núi Đà Lạt ngày nay. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Tối 30/12, Lễ kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành, phát triển (1893-2023) và đón nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo Âm nhạc của UNESCO đã diễn ra tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng).

Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương và hàng ngàn người dân, du khách.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái biểu dương những thành quả về kinh tế-xã hội mà tỉnh Lâm Đồng cũng như thành phố Đà Lạt đạt được trong năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước. Đồng thời, thành phố Đà Lạt vừa được gia nhập mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực Âm nhạc là tín hiệu rất vui mừng.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh thành phố Đà Lạt cần có sự phát triển phù hợp với định hướng phát triển vùng Tây Nguyên, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quyết tâm xây dựng thành phố Đà Lạt là trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên, đưa Đà Lạt trở thành một địa phương phát triển quan trọng của vùng, của đất nước, điểm kết nối quan trọng với khu vực và thế giới.

Thành phố cần hoạt động tích cực và phát huy tốt vai trò thành viên mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, qua đó góp phần thúc đẩy gia tăng giá trị đóng góp mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa vào nền kinh tế địa phương.

Lễ kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành, phát triển và đón nhận danh hiệu Thành phố Sáng tạo Âm nhạc của UNESCO là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Lạt trong năm 2023. Sự kiện nhằm khơi dậy niềm tự hào về thành phố anh hùng, thành phố Festival hoa Việt Nam, ôn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt. Đồng thời đánh giá những thành tựu kinh tế-xã hội, hệ thống chính trị, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa từ đó khơi dậy khát vọng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.

Đại diện của UNESCO tại Việt Nam trao thư xác nhận thành phố Đà Lạt chính thức gia nhập “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực Âm nhạc” cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Đại diện của UNESCO tại Việt Nam trao thư xác nhận thành phố Đà Lạt chính thức gia nhập “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực Âm nhạc” cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)

Tại buổi lễ, đại diện của UNESCO tại Việt Nam đã trao thư xác nhận thành phố Đà Lạt chính thức gia nhập “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực Âm nhạc” cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt.

Sau phần nghi lễ, chương trình đưa khán giả vào một câu chuyện sử thi được kể bằng âm nhạc, múa hát, biểu diễn cồng chiêng tái hiện quá trình 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Từ miền đất hoang sơ với cư dân người K’Ho Lạch sinh sống, sau khi được nhà thám hiểm bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra và đề xuất Toàn quyền Đông Dương xây dựng cao nguyên Lang Biang trở thành trung tâm nghỉ dưỡng Đông Dương chính là khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển của Đà Lạt ngày nay.

Trải qua 130 năm với không ít thăng trầm, Đà Lạt hiện đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố," "thành phố Festival Hoa Việt Nam."

Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, diện mạo thành phố từng bước đổi thay, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa-thanh lịch-mến khách."

Hiện du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hàng năm thành phố đón trên 6 triệu lượt khách. Đà Lạt 2 lần được công nhận là “Thành phố Du lịch Sạch ASEAN” và là một trong những điểm đến lãng mạn nhất châu Á. Không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn, Đà Lạt cũng là đầu tàu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.